Advertisement

40% Off
Showing posts with label Âm nhạc. Show all posts
Showing posts with label Âm nhạc. Show all posts

Viên đạn phiêu bạt - Mạt (沫) | Cảm nhận bài hát [流浪的子弹]


C

ũng đã lâu không nghe nhạc Hoa, tình cờ nghe được thấy nghiện luôn. Nghiện vì giọng của Mạt(giọng nữ), cá tính và cực kì có chiều sâu. Với những tiếng trống mạnh mẽ như đánh từng nhịp từng phách vào nhịp đập con tim người nghe... Đó có thể được coi là bản phối khí thành công cho bài hát này.

Tôi có lướt qua vài bản cover, một vài trong số đó có bản lời việt, sự khác biệt chính là khí chất của người thể hiện. Chất giọng mỗi người có thể khác và nó làm nên những chiều kích khác nhau tùy theo người cảm thụ, nhưng cái khí phách của người hát thì không thể lẫn vào đâu được. Đó là lý do khi bạn nghe bản của Mạt rồi thì những bản cover khác gần như vô nghĩa.

Hiện tại, nổi bật nhất là 2 tiếng hát của Mạt (沫) và Lưu Húc Dương (刘旭阳). Mỗi người chọn cho mình cách thể hiện khác nhau. Mạt sôi nổi, mạnh mẽ thì bản nam lại trầm lắng. Cá nhân tôi thích bản của Nữ hơn, mặc dù tôi rất thích giọng khàn của Lưu Húc Dương. Bởi khi nghe bản nữ, nó khiến tôi có cảm giác mình là "viên đạn lạc" hơn.

Khi một bài hát có giai điệu và lời ca hòa quyện thì hiểu về ca từ ca khúc đó chỉ là yếu tố phụ. Bởi tên bài hát và thông điệp truyền tải của nó quá rõ ràng, phần còn lại là hóng xem giai điệu nó dẫn ta đi về đâu. Thật không uổng phí khi nó chinh phục người nghe từ một vài nốt đầu tiên. Và tôi là một trong số đó.

Điều luôn khiến tôi khắc khoải chính là ý niệm trong các bài hát nhạc Hoa. Bởi khi đọc và cảm các bài dịch đã cảm thấy rất hay rồi, nếu có thể hiểu và nắm bắt các hành văn, được hiểu sâu sắc cái ý cái tình thì tuyệt biết bao. Dù ghét chính quyền Bắc Kinh đến đâu thì cũng phải công nhận Trung Hoa có một nền văn hóa phong phú, đặc biệt là về thơ ca cực kỳ có chiều sâu. Nếu không phải là một người am hiểu văn hóa và chữ viết người Hoa, rất dễ đi từ thật tình sang giả ý.

Với tôi, cuộc sống thi vị khi thỉnh thoảng được nghe một bản nhạc hay, thi thoảng được ăn một món ăn ngon và một vài lần được hưởng chút niềm vui từ những may mắn bất chợt đến,... Và hôm nay, tôi như một Viên đạn phiêu bạt, lang thang trong vô định.

Lời bài hát Viên đạn phiêu bạt | Lời Dịch

Lang thang phiêu du, tôi như viên đạn kia
Thẩu hiểu nhân gian mang quá nhiều bi hoan, hợp tan
Thiên Tân, Bắc Kinh, Tô Châu hay Hàng Châu
Cười khóc vui, cười khóc than, cũng đã quen
Cô đơn lang thang, tôi như viên đạn kia
Biết đâu khi một mai, thân xác tôi tả tơi mệt nhoài
Trong ô vuông nhỏ bé, nơi phố xá rộng lớn
Lệ đã rơi, vì xót xa, vì khiếp sợ
Hoang mang lo toan, giống như viên đạn kia
Thân mang bao tổn thương, bởi chối đi kiếp này tầm thường
Khó khăn dẫu bủa vây, đều thêm gắng sức vượt qua
Rượu nhấp môi, làn khói bay, ủ ấm lòng
Biết đâu khi một mai, người chợt đến đây bên cạnh tôi
Để lau khô lệ rơi sau tháng năm tôi cô đơn
Bên nhau an yên, cùng hàn huyên đôi câu giản đơn
Một kiếp trôi, một kiếp yêu, đã mãn nguyện

[Cảm nhận bài hát] 不过人间| Bất quá nhân gian (bản gốc)| 海来阿木| Hải Lai A Mộc

T

ôi thực sự bối rối khi viết về ca khúc này... Chỉ có thể nói là tôi thích nó. Về audio, tôi thích chất giọng của chàng trai này, cùng với điệu slowrock quen thuộc trong từng nhịp trống, cứ như là ca từ và giai điệu đang hòa làm một mà cuốn phăng những mỏi mệt sau một ngày làm việc của tôi.

Nói về ca từ, hàm ý rất sâu và để cảm được sâu sắc thì phải trải nghiệm rất nhiều. Với tôi, nó là sự đồng điệu với nhịp sống hiện tại lẫn những gì của ngày hôm qua. Mỗi bài hát đi vào lòng chúng ta đều khơi gợi lên một xúc cảm, hồi ức về điều gì đó có ý nghĩa. Là mình thật thà hay sự đời giả dối thì cũng chỉ là một kiếp người, có thăng thì cũng có trầm và có cả lắng. Cái thi vị cảm nghiệm từ cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa.

Tiết tấu vừa phải, từ tốn phù hợp với nhân vật tự sự, một chàng trai lãng tử với cây Guitar thổi hồn mình vào từng từ dẫn lối cho từng mạch cảm xúc.

Không có gì tuyệt hơn khi bạn đi làm về, ngồi một góc và bật một bài hát, đặc biệt là bài hát đó là bài hát bạn mới khám phá ra, cho dù ca khúc ấy đã từ rất lâu được phát và lưu hành.

Trong chất giọng của người hát, tôi có liên tưởng đến thanh giọng của người dân tộc thiểu số, không phải người Hán. Bất chợt nhìn lại tên thì mới nhận ra. Sở dĩ là như vậy là vì những nốt cao và những đoạn ngân nga của A Mộc là cách thường thấy ở những ca sĩ có xuất thân Mông Cổ hay những vùng miền núi trung du. Nó không lẫn vào đâu được, cứ như là đó là cái "chất" riêng của người sống ở xứ sở gió sương, quanh năm vốn quen với đồng cỏ và những thảm hoa dại trải dài bát ngát.

Tôi có thói quen khi thực sự nghe và cảm thụ ca khúc nào đó thì thường không nhìn vào MV, clip mà người đạo diễn diễn giải mà trước nhất là nghe, nghe một cách thuần túy và cố gắng cảm thụ tất cả trước khi để câu chuyện mà người đạo diễn làm nhiễu loạn. Đó là chưa kể đến những comment chi phối. Bạn biết đấy, lời người khác bao giờ cũng gây tác động nhất định đến suy nghĩ và lý trí của bạn. Không phải ai cũng dám đặt quan điểm của mình theo cách riêng mà thông thường họ luôn nói lời "dĩ hòa vi quý". Tôi không đánh giá cao quan điểm đó, bởi nó chẳng ích gì. Một sản phẩm tất yếu phải có 2 mặt đối lập là, có khen - có chê. Tỷ lệ thì tùy theo sản phẩm đó, chênh lệch là ít hay nhiều. Chẳng có gì 100%.

Khép lại cho những dòng xúc cảm dâng trào khi thụ hưởng bài hát này, vẫn là quan điểm, chúng ta, mỗi người là "độc nhất vô nhị", cũng chỉ là con người thì những gì đến sẽ đến, mất mát là lẽ thường, chấp nhận một thực tế là vui-buồn như hai gã song hành tháng ngày theo ta "ám" mãi. Cứ tiếp tục tiến tới thôi.

Lời bài hát Bất quá nhân gian

不过人间 / Bùguò rénjiān/ Cũng chỉ là người thế gian
海来阿木/ Hǎi lái āmù/ Hải Lai A Mộc
Người dịch: Wong Lee

哪怕事事都大度宽容
Nǎpà shì shì dōu dà dù kuānróng (nà pa sư sư tâu ta tu khoan rủng)
Dù cho mọi việc đều có sự bao dung độ lượng

伤害又何曾停止
Shānghài yòu hécéng tíngzhǐ (sang hai dâu hở sẩng thỉnh trừ)
Thì sự tổn thương cũng chưa từng dừng lại

哪怕事事都温柔忍耐
Nǎpà shì shì dōu wēnróu rěnnài (nà pa sư sư tâu quân rẩu rận nai)
Dù cho mọi việc đều có sự ôn hòa và nhẫn nại

难过又何曾减少
Nánguò yòu hécéng jiǎnshǎo (nản cua dâu hở sẩng chẻn sào)
Thì nổi buồn cũng chưa từng vơi bớt đi

善良的你掏心掏肺
Shànliáng de nǐ tāoxīn tāofèi (san lẻng tơ nì thao xin thao phây)
Trong tâm can bạn có sự lương thiện

想看你出丑的人却太多 (xạng khan nì chu chầu tơ rẩn suê thai tua)
Xiǎng kàn nǐ chūchǒu de rén què tài duō
Nhưng có quá nhiều người muốn thấy sự xấu xa của bạn mà thôi

你自己也不好过
Nǐ zìjǐ yě bù hǎoguò (nì zư chị dè bu hào cua)
Tự bản thân bạn cũng khó vượt qua

却要替别人的故事感动
Què yào tì biérén de gùshì gǎndòng (suề dao thi bẻ rẩn tơ cu sư càn đông)
Nhưng lại muốn thay đổi người khác bằng việc làm cảm động

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì (duê lang duê lang nì bẻ suây)
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

迷茫的人他已酒醉
Mímáng de rén tā yǐ jiǔ zuì (mỉ mảng tơ rẩn tha dì chìu zuây)
Có người đang mê mang anh ta say vì rượu

思念的人已经不在
Sīniàn de rén yǐjīng bùzài (sư nen tơ rẩn dì chinh bu chai)
Chỉ vì nhớ đến người nhưng người không còn nữa

人生不过一堆堆的顾念
Rénshēng bùguò yī duī duī de gùniàn (rẩn sâng bu cua di tuây tơ cu nen)
Nhân sinh kiếp người cũng chẳng qua là một nổi đầy nhớ thương

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì (duê lang duê lang nì bé suây)
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

捱过这段艰难日子
Áiguò zhè duàn jiān nàn rìzi (ái cua trơ toan chen nan rư zư)
Thôi đành cố gắng vượt qua khoản thời gian khó khăn này

想起来也不过如此
Xiǎng qǐlái yě bùguò rúcǐ (xạng sì lải dè bu cua rủ sừ)
Có nhớ đến cũng chỉ có thế thôi

虚伪的酒我再也不接
Xūwèi de jiǔ wǒ zài yě bù jiē (xu quây tơ chịu quò chai dè bu che)
Rượu không thật tôi sẽ không bao giờ kết giao nữa

………..

哪怕事事都大度宽容
Nǎpà shì shì dōu dà dù kuānróng (nà pa sư sư tâu ta tu khoan rủng)
Dù cho mọi việc đều có sự bao dung độ lượng

伤害又何曾停止
Shānghài yòu hécéng tíngzhǐ (sang hai dâu hở sẩng thỉnh trừ)
Thì sự tổn thương cũng chưa từng dừng lại

哪怕事事都温柔忍耐
Nǎpà shì shì dōu wēnróu rěnnài (nà pa sư sư tâu quân rẩu rận nai)
Dù cho mọi việc đều có sự ôn hòa và nhẫn nại

难过又何曾减少 (nản cua dâu hở sẩng chẻn sào)
Nánguò yòu hécéng jiǎnshǎo
Thì nổi buồn cũng chưa từng vơi bớt đi

善良的你掏心掏肺
Shànliáng de nǐ tāoxīn tāofèi (san lẻng tơ nì thao xin thao phây)
Trong tâm can bạn có sự lương thiện

想看你出丑的人却太多 (xạng khan nì chu chầu tơ rẩn suê thai tua)
Xiǎng kàn nǐ chūchǒu de rén què tài duō
Nhưng có quá nhiều người muốn thấy sự xấu xa của bạn mà thôi

你自己也不好过 Nǐ zìjǐ yě bù hǎoguò (nì zư chì dè bu hào cua)
Tự bản thân bạn cũng khó vượt qua

却要替别人的故事感动
Què yào tì biérén de gùshì gǎndòng (suê dao thi bẻ rẩn tơ cu sư gàn đông)
Nhưng lại muốn thay đổi người khác bằng việc làm cảm động

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì (duê lang duê lang nì bẻ suây)
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

迷茫的人他已酒醉
Mímáng de rén tā yǐ jiǔ zuì (mỉ mảng tơ rẩn tha dì chìu zuây)
Có người đang mê mang anh ta say vì rượu

思念的人已经不在 Sīniàn de rén yǐjīng bùzài (sư nen tơ rẩn dì chinh bu chai)
Chỉ vì nhớ đến người nhưng người không còn nữa

人生不过一堆堆的顾念
Rénshēng bùguò yī duī duī de gùniàn (rẩn sâng bu cua di tuây tuây tơ cu nen)
Nhân sinh kiếp người cũng chẳng qua là một nổi đầy nhớ thương

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì (duê lang duê lang nì bẻ suây)
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

捱过这段艰难日子
Áiguò zhè duàn jiān nàn rìzi (ái cua trơ toan chen nan rư chư)
Thôi đành cố gắng vượt qua khoản thời gian khó khăn này

想起来也不过如此
Xiǎng qǐlái yě bùguò rúcǐ (xạng sì lải dè bu cua rủ sừ)
Có nhớ đến cũng chỉ có thế thôi

虚伪的酒我再也不接
Xūwèi de jiǔ wǒ zài yě bù jiē (xu quây tơ chìu quò chai dè bu che)
Rượu không thật tôi sẽ không bao giờ kết giao nữa

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì (duê lang duê lang nì bẻ suây)
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

喔迷茫的人他已酒醉
Ō mímáng de rén tā yǐ jiǔ zuì (ô mỉ mảng tơ rẩn tha dì chìu chuây)
Ôi có người đang mê mang anh ta say vì rượu

思念的人已经不在
Sīniàn de rén yǐjīng bùzài
Chỉ vì nhớ đến người nhưng người không còn nữa

人生不过一堆堆的顾念
Rénshēng bùguò yī duī duī de gùniàn
Nhân sinh kiếp người cũng chẳng qua là một nổi đầy nhớ thương

月亮月亮你别睡
Yuèliàng yuèliàng nǐ bié shuì
Ánh trăng ơi ánh trăng xin đừng ngủ nữa

捱过这段艰难日子
Áiguò zhè duàn jiān nàn rìzi
Thôi đành cố gắng vượt qua khoản thời gian khó khăn này

想起来也不过如此
Xiǎng qǐlái yě bùguò rúcǐ (xạng sì lải dè bu cua rủ sừ)
Có nhớ đến cũng chỉ có thế thôi

虚伪的酒我再也不接
Xūwèi de jiǔ wǒ zài yě bù jiē
Rượu không thật tôi sẽ không bao giờ kết giao nữa

想起来也不过如此
Xiǎng qǐlái yě bùguò rúcǐ (xạng sì lải dè bủ cua rủ sừ)
Có nhớ đến cũng chỉ có thế thôi

虚伪的酒我再也不接
Xūwèi de jiǔ wǒ zài yě bù jiē (xu quây tơ chìu quò chai dè bu che)
Rượu không thật tôi sẽ không bao giờ kết giao nữa

RƠI


Bản gốc bài thơ Rơi của Lưu Thành

RƠI







Buông ra đi
Đừng níu kéo những gì ngoài quá khứ
Rồi có những ngày
Trang giấy trắng tần ngần rơi từng con chữ
Xót xa bâng khuâng
Sẽ có từng hồi chuông rơi nhẹ xuống thinh không
Từng giọt đêm rơi xuống tận cùng
Mơ màng lắng sâu trong tiềm thức
Từ trời cao từng giọt từng giọt nước
Rơi vào hư vô
Sóng biển khơi xa mãi mài đập vỗ bờ
Ta lắng nghe tiếng đời rơi vỡ
Lại một người ra đi
Ngàn cuộc đời vẫn nối tiếp nhau
Như hoa tàn rồi lại nở
Ai cứ tưởng tận cùn đau khổ
Chẳng bao giờ thấy cuối cuộc hồi sinh
Cuộc sống thanh bình cứ song song tồn tại
Lá cứ rơi khi hết đời thơ dại
Hoa cứ tàn như kiếp sống bao la
Tình yêu chưa bao giờ hết trong ta
Khi còn níu niềm tin qua trái tim băng giá
Ai sẽ với tay qua miền sỏi đá
Mãi mãi trên đời mình vẫn cần có nhau
Lưu Thành


 
 






MÙA ĐÔNG MƯA QUA




Nhạc Ngàn Thông Thơ Lam Thuy Anh Piano Nhạc sĩ Thuy Phan Violon Giảng viên âm nhạc Trương xuân Vinh












Này em vai gầy guộc nhỏ
Mỏng manh ánh gió luôn đầy
Một hôm mưa về thức dậy
Mối sầu giọt nhớ thơm tho
Này em đông chào nắng lụa
Mơ xa mơ chút hẹn hò
Tiển thu bay vàng lá rụng
Cung buồn lạc bước chiều qua
Này em phố mình bỗng lạ
Chút mưa ngang ướt tình sầu
Trái tim mùa đông thẩm thấu
Cung thương cung nhớ môi trầm
Mùa đông giọt nắng buồn rơi
Rơi trên góc đời sẩm tối
Chiều qua chiều đi có vội
Xin con tim bớt bồi hồi
Mùa đông len từng góc nhỏ
Mua qua theo lối chân về
Nhìn mưa nghe lòng thác đổ
Mưa buồn giọt giọt nhớ giọt thương
Mùa đông mưa qua hồn tôi
Giọt buồn cô dơn sủng ướt
Bên trời mưa ngưng bất chợt
Nửa rưng rưng nửa ngập ngừng

Lam Thuy Anh








Hướng dẫn đệm hát Guitar dòng nhạc Ballad



Dòng nhạc Ballad có rất nhiều cách quạt chả và rải.Các bạn có thể tạo cách quạt chả ,rải khi biết nguyên tắc thành lập quạt chả và rải.Sau đây là một số kiểu quạt chả và rải dòng nhạc Ballad.

1.Quạt chả Ballad:
Quạt chả Ballad gồm có 16 lần đánh lên (L) và đánh xuống (X) trong 4 nhịp.Mỗi lần L,X tương ứng với một nốt móc kép.Các bạn bỏ bớt L,X sẽ có cách quạt khác nhau.

                   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  11  12  13   14   15   16
                   X   l    x   l    X   l    x    l   X   l     x     l      X    l      x     l  
Chữ X1 ,X5,X9,X13 tương ứng với nhịp 1,2,3,4 mỗi nhịp tương ứng với 1 nót đen, trong đó X1.X5,X13 là nhịp 1,2,4 nhịp mạnh,nhịp 3 (X9) là nhịp nhẹ,do đó khi đánh các bạn nhấn manh vào nhịp 1,2 và 4
Nhịp 1.2.4 (X1,X5.X13) các bạn  đánh xuống cả 6 dây,hoặc nhịp 1 (X1)  đánh 3 dây bass và nhịp 2,4 (X5,X13) đánh 3 dây dưới (dây 1,2,3) chú ý nhấn vào nhịp 4.Các lần lên xuống khác đánh 3 dây dưới (1,2,3)

                    1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  11  12  13   14   15   16
                    X   l    x   l    X   l    x    l   X    l     x     l     X    l      x     l
Khi mới tập các bạn chỉ lướt nhẹ tay trên dây đàn với biên độ rộng,dùng ngón trỏ đánh xuống,ngón cái đánh lên.Khi đánh xuống ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau,khi đánh lên 2 ngón hở ra một chút.Khi các bạn đã quen ,thì diều chỉnh theo cách của bạn

 Cách 1        X   -   -   -    X   -   -    l   X    -    -     l     X    -      x     l  (trở lại nhịp 1 và chuyển hợp âm)
(- )là các lần l,x bỏ ,đây là thời gian nghĩ
Cách đánh này rất dễ ,các nhip rơi vào X.Tuy nhiên các bạn dễ sai thời gian nghĩ.Để không sai nhịp các bạn chia làm 8 nhịp mỗi nhịp là 1 nốt móc đơn .Khi nào bạn giũ đúng nhịp thì chia làm 4 nhịp mỗi nhịp là một nốt đen.Các bạn học thuộc l,x trước sau đó mới áp dụng vào đàn.Bạn có thể xem các video hướng dẫn để nghe âm thanh của ballad.Tuy nhiên các video không hướng dẫn từ dễ đến khó và mỗi video  hướng dẫn khác nhau nên rất khó tập.Các bạn nên tập từ dễ tới khó (cách 1 đến cách 6) và xem đây là tài liệu tham khảo khi các bạn tập Ballad kết hợp Video.hướng dẫn.

Cách 2        X   -    -    -   X   -  x    l     X    -   x      l       X  -    x   l   (trở lai nhịp 1 chuyển hợp âm)
Cách 3        X    -   -   -    X   -  -    l     X    l    x      l       X  -    x   l   (trở lai nhịp 1...)
Cách 3 ta thấy các lần lên xuống giữa nhịp 3 và rất nhanh.Để tập được cách 3 các bạn có thể tập hổ trợ như sau.Đầu tiên bạn chỉ tập  X   l   x   l    X   lập lại đủ 4 nhịp rồi chuyển hợp âm.Khi đã đúng nhịp bạn tập tiếp như sau:
                  1   0    0    0   2   0   0   l      3     l     x     l       4    0   x   l
0 các bạn không đọc ,chỉ để biết đó là thời gian nghĩ.các ban đọc .Một (X)  hai  (X)    lên (l) ba (X) lên (l)   xuống (x)  lên(l)  xuống (x) bốn (X)    xuống (x)  lên (l),chuyển hợp âm và lập lại.

Cách 4        X    -    -   -   X    -  -    l     X   l     x     -       X  -    x  l    (trở lai nhịp 1...)
Cách 3 và 4 rất thông dụng Cách 4 chi khác cách 3 là không có lần l số 12,do đó rất dễ rối nhịp.Trong một bài hát có thể áp dụng cả 2 cách đánh,tùy theo tính chất của từng đoạn nhạc .
Tốt nhất là các bạn tập bằng cách đọc thuộc lên xuống cho đúng nhịp sau đó vừa đọc vừa đàn.Nếu các bạn thấy khó dọc cho đúng thì nên chía làm 8 nhịp mỗi nhịp tương ứng với 1 nốt móc như sau
                   X    -   -   -    X   -   -     l    X   l     x     -       X   -   x  l
Gõ nhịp vào chữ X ,x và( - )màu đỏ.Khi đã đọc đúng nhịp trở lại đọc lên xuống chia làm 4 nhip gõ nhịp vào vị trí chữ X.
Nếu bạn đã đọc đúng nhịp rồi mới áp dụng vào dàn.Khi  đàn bạn có thể không cần gõ nhịp vì làm như vậy rất khó đàn.Tuy nhiên yêu cầu ban phải vừa đọc vừa đàn  cho đung nhịp.Khi đã đàn đúng nhịp bạn không đọc lên xuống nữa thay vào đoc là giữ nhịp chân cho đúng.

Cách 5        X   -    -    -   X  -     -   l     X   l     -      l        X   -  x   l    (trở lai nhịp 1...)
Cách  6        X  -     -    -   X  -    -   l     -     l     -      l        X   -  x   l    (trở lai nhịp 1...)
Cách 5 và 6 còn gọi là Rock Ballad.Cách 6 có đảo phách ở nhịp thứ 3(không có X9) nên khó giữ nhịp.Lúc mới tập các bạn không cần giữ đúng nhip thứ3 này,chỉ cần giữ đúng nhịp 1,2 và 4
 rồi sau đó sẽ quen dần
Khi các bạn đã đàn và chuyển hợp âm được nhưng ápdụng vừa đàn vừa hát lại rối nhịp bạn có thể làm theo cách sau:
1 Chọn bản nhạc quen thuộc có nốt  2.Chọn 1 đoạn nhạc đàn và hát theo nốt cho đúng nhịp (không đệm).
3 Đệm và chuyển hơp âm đoạn nhạc đó (không hát)   4 Bạn ghi hợp âm ,đánh dấu vào các nhịp chính  sau đó hát và chỉ đệm vào các nhịp chính ,yêu cầu giữ đúng nhịp . 5 .Bạn hát và đàn bình thường.
.Chú ý phối hợp hướng dẫn này với video dưới đây hoặc bạn tìm thêm các video hướng dẫn khác.Chúc các bạn thành công

2 Cách rải Ballad:
Nguyên tắc chung rải ballad có 8 lần móc trong 4 nhịp,mỗi lần móc có giá trị bằng 1 nốt móc đơn.Tuy nhiên có thể rải bằng cách móc 7 lần ,nghĩa là bỏ đi 1 lần móc.
Ghi chú: B (bass) các bạn dùng ngón cái (p) móc vào một trong 3 dây 4,5,6 tùy vào hợp âm. Dùng ngón trỏ (i) móc dây số 3 ,ngón áp út (m) móc dây số 2,dùng ngón út (a) móc dây số 1
4 nhịp chinh rơi vào lần móc số 1(B),3 ,5 và 7(màu đỏ)

                         1      2      3      4      5      6      7      8
Cách 1              B     3       2      3      1      2       3      2     ( trở lại nhịp 1 và chuyển hợp âm)
Cách 2              B      3      2      3      1      3       2      3
Cách 3              B      4      3       2     1      3      2       3   hoặc   B   4    3    2   1   2   3    2
Cách 4              B      3      1      3      2      3      1       3
Cách 5              B      4    (3.2)   4   (2.1)   3    (1.2)   3  cách này 3    (1.2) có thể móc rời 3,2,1 vẫn giữ nhip  cho đúng là được
Cách 6                   Rải 7 lần móc.Cách 1,2 và 3 có thể bỏ lần móc thứ 6
                         B     3            3      1     nghĩ     3      2   ( trở lai nhịp 1...)
                         B      3      2      3      1     nghĩ      2     3
Lưu ý  nghĩ nghĩa là không có lần móc thứ 6 và thòi gian nghĩ bằng nốt móc đơn
Cách 7                       B      4      3       2     1     nghĩ      2     3
Ta có thể bỏ lần móc thư 2 để giống với quạt chả
                         B   nghĩ    3       2      1       2       3      2   ( Đây là cách móc 3 bỏ lần móc thứ 2)

                         B   nghĩ  (123)   3    (12)     3    (12)    3
               hoặc   B   nghĩ   (123)   3   (12)     3   (12)   3 2 ( 3,2 móc rời rồi về lại nhịp 1)
Chú ý giữ nhịp (màu đỏ) Các bạn móc được cách này là đã thành công rải Ballad.

 Cách 8                   Chỉ móc 7 lần ,bỏ lần móc thứ 5,nghĩa là nhịp thứ 3 có đảo phách,không có móc
                          B      4     3      2    nghĩ     1       2      3                      
                   
  Có thể lấy cách 3 nhưng bỏ móc thứ 5
                          B      4      3       2   nghĩ      3      2      3

Các ban có thể sáng tạo cách móc khi đã năm vững cách rải ví dụ sau
Cách 9                   Ta có quạt chả sau
                          X  -  -  -    X -  - l    X - -   l    X - - x   l    ta có cách móc như sau
                           B    nghĩ   (123)   3  (12)    3  (12)   3  2

Cách 10          Ta có quát chả sau
                          X -  -  -    X -  -  l   X     l  x  -   X  -  x  l  ta có thể móc như sau
                           B   nghĩ  (321)   1  (12)     3 2   1    3 2 3   hoặc có thể móc như sau
                           B      3 2   1      1 (12)           3  (12     3

Chú ý cách 10 và 9 không còn 8 lần móc ,mà móc theo quạt chả sao cho đúng nhịp(màu đỏ) là được

Cách 11

Nếu bài hát viết nhịp 2/4,hoặc bạn phải chuyển hợp âm ở nhịp thứ 2 bạn có thể áp dụng kiểu rải sau
                             4   3   2   1   2   3   2  (  Trở lại nhịp 1:    4   3   2   1   2   3   2 )
                           B   4   3   2          3   2
Chú ý cách 3 giống 2 cách rải trên chỉ khác đây là nhịp 2/4 còn cách 3 là nhịp 4/4

Bỏ lần móc thứ 2  (số 4) ta có cách móc:
                           B        3   2   1   2   3   2
                           B        3   2   1        3   2
Với cách 11 bạn có thể chuyển đoạn cao trào của ca khúc chơi vời diệu Blue sang ballad .

Các bạn   móc  theo cách có lần móc thứ 8 ở dây 1 tôi bắt chước 1 bản nhạc ngoại quốc thử nhé
Cách 12              B   3   2   3   4   2   3   1  trở về nhịp 1.
Cách này móc lần thứ 5 là dây số 4 (nhịp 3) nên nhịp 2/4 hay 4/4 đều áp dụng được cả

Cách 13
Các bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại quạt chả Rock Ballad sang móc trong một bài hát theo cách móc sau
                          B    4  3  2   1    3  2    3  1  3       trở lại nhịp đầu
Lần móc nhịp thứ 4 (dây 1 màu đỏ) thay vì móc 1 dây bạn có thể móc một lượt 2 hoăc 3 dây như sau
                           B   4  3  2  1    3   2    3  (12)  3
Hoặc                  B        3   2  1   3 (  21)    3  1  3  2
Rõ ràng khi các bạn nắm vững cách rải các bạn có thể sáng tạo cách rải theo ý của bạn.

Có rất nhiều cách rải nhưng chỉ có 2 cách cơ bản là móc đủ 8 lần trong 4 nhịp và móc 7 lần trong 4 nhịp.Các  lần móc ở nhịp 2,3,4  bạn có thể tùy biến móc 1 dây hay móc 2,3 dây cùng lúc.Giữa nhịp 1 và 2,giữa nhịp 3 và 4 có thể móc rời 2 hay 3 dây .Trong một bản nhạc bạn cần thay đổi cách móc thùy theo đoạn nhạc để cách rải thêm sinh động.
Các bạn tập từ dễ đến khó .xem video dành cho guitar để phân tích cách rải .Trong một bài hát có thể kết hợp vừa rải vừa quạt.hoặc áp dụng 2 cách rải khác nhau.Đến lúc đó bạn có thể dêm ngẫu hứng theo cách của bạn.

                                
                         




Hát cho màn đêm-Anh Tú (tone Dm)








Hướng dẫn đệm hát(Hát cho màn dêm Rock Balld)

Hợp âm
#1 
Em D
..... Mây bay theo gió về ……
Em Bm
..... Qua làn mây ánh trăng đưa bóng em đến đây
C
Lòng tôi như mây nhẹ trôi
Am D
Tôi tìm em giữa ánh sao trời ... ánh sao...
Em
Hát ru lòng tôi

#2
Em D
..... Đêm về khuya gió lạnh
Em Bm
..... Cây lặng yên ngắm lá rơi trên con phố khuya
C
Nhìn mưa rơi trên cành hoa
Am D
Nhớ ánh mắt nhớ môi cười ... em trao
Em
Đã xa thật xa
#3
C D
..... Mái tóc em dịu dàng
Bm Em
Bay theo bay theo làn mây
C D
..... Ánh mắt em lung linh
Bm Em
Sáng như ánh sao trời đêm
C D
..... Nước mắt em tuôn rơi
Bm Em
Ôi mưa rơi mưa rơi trong mắt em
C Bm Em
..... Đôi môi em mong manh như ánh trăng đêm ... ê hế
#4
C D Em
Tiếng mưa nhẹ rơi rơi theo ánh trăng tàn
C D Em
Gió mây vụt bay mang theo nỗi nhớ
C D Em
Lắng nghe tiếng mưa mưa đêm dường như khẽ hát
C D Em
Hát cho em nghe hát cho màn đêm ..
Hát cho màn đêm Dm
Dm               C
..... Mây bay theo gió về ……
Dm Am
..... Qua làn mây ánh trăng đưa bóng em đến đây
Bb
Lòng tôi như mây nhẹ trôi
Gm C
Tôi tìm em giữa ánh sao trời... ánh sao...
Dm
Hát ru lòng tôi
Dm C
..... Đêm về khuya gió lạnh
Dm Am
..... Cây lặng yên ngắm lá rơi trên con phố khuya
Bb
Nhìn mưa rơi trên cành hoa
Gm C
Nhớ ánh mắt nhớ môi cười... em trao
Dm
Đã xa thật xa
Bb C

(Đổi tông hợp âm tại: http://hopamchuan.com/song/1580/hat-cho-man-dem)

..... Mái tóc em dịu dàng
Am Dm
Bay theo bay theo làn mây
Bb C
..... Ánh mắt em lung linh
Am Dm
Sáng như ánh sao trời đêm
Bb C
..... Nước mắt em tuôn rơi
Am Dm
Ôi mưa rơi mưa rơi trong mắt em
Bb Am Dm
..... Đôi môi em mong manh như ánh trăng đêm ... ê hế
Bb C Dm
Tiếng mưa nhẹ rơi rơi theo ánh trăng tàn
Bb C Dm
Gió mây vụt bay mang theo nỗi nhớ
Bb C Dm
Lắng nghe tiếng mưa mưa đêm dường như khẽ hát
Bb C Dm
Hát cho em nghe hát cho màn đêm..

NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG


CÓ KHI NÀO RỜI XA





CHỊ TÔI

CHỊ TÔI GUITAR COVER

.........


Chị tôi CLB GT Thủ Đúc
CƠN MƯA HẠ


TÀI LIỀU HỌC ĐÀN GUITAR

Trang Web học đàn guitar     Guitarprohd       Vietguitar_FB
Việt giải trí     VN Mylife      Viet Videos     Hocdan.com      Nhạc lý cơ bản
Các thế bấm hợp âm            Guitar ThuDuc        Viet Guitar      Guitardame
Bộ hợp âm cơ bản                 Hopamchuan.com






(Click vào để tải tài liêu)


Video hướng dẫn học đàn
Con dường tình yêu-tỉa ballad                           Có khi nào rời xa     
  có khi nào rơi xa clpp 2                                   Quạt chả Ballad       
Hát cho màn đêm                                               Quạt chả Rock Ballad-Rải Surf
Hát cho màn đêm cover-Rock ballad                 Người ấy               
Hát cho màn đêm cover 2                                   Vì yêu-Surf   
Ai cung có ngày xưa cover                                  Quê nhà - Guitar Idol
Nơi thời gain ngừng lại
CÁCH ĐẶT HỢP ÂM
Đối với những người mới tập đàn có thể chơi hòa âm (ghita, keyboard...) việc tim đặt hợp âm là một trong những thách thức không nhỏ khi muốn chinh phục cây đàn đó; với người đã thành thạo thì việc tìm ra những vòng hòa thanh mới lạ, hấp dẫn, có tính thuyết phục cũng như đặt dấu ấn cho chính mình.  Loạt bài viết được sưu tầm và có chỉnh sửa sau đây không dám chắc có thể giúp các bạn có được những bản hòa thanh có chất lượng,nhưng nếu các bạn cố gắng có thể giúp các bạn vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu trong việc ghi hợp âm, và dần dần tiến tới làm chủ cây đàn của mình.  Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là "nhân tạo").  Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:  1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.  2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp.  3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách:  a) theo vòng quảng 4:  C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C  hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên):  C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C  b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v...  4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.  Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA  - nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)  - nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm)  - nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)  Các Hợp âm thường dùng trong Âm giai  1. Hợp âm trong âm giai trưởng:  Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.  Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:  Quảng ba thứ 2: ...G A B C D E F  Quảng ba thứ 1: ...E F G A B C D  nốt âm giai:.......... C D E F G A B  Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim  Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii  Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có:  + 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V  + 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi  + 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii  Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim  và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim  v.v...  2. Hợp âm trong âm giai thứ:  Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.  Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;  và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;  và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:  D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và  E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.  Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau:  + 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII  + 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v  + 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii  ----------------------------- ---------------------  Thực ra vấn đề tìm “gam” cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao giờ cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.  Mọi người hay dùng từ gam, thực ra k0 chính xác mà phải dùng là hợp âm , cái việc “dò gam” chính là tìm các hợp âm để hòa thanh cho giai điệu.  - Chính xác thì gam là gì?  - Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trừơng hợp thăng giáng bất thường).  - Thế hợp âm là gì?  - Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt) (ai k0 hiểu tự nhận mình là ngu nhé ). Thường dùng nhất là Hợp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 chông lên nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-(rê)-Mi, Mi-Sol, Fa-La là các quãng 3)  - Gam với hợp âm thì liên quan quái gì tới nhau?  - Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng.  - Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào?  - Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể.  VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau:  Đô-Mi-Son  Rê-Fa-La  Mi-Son-Si  Fa-La-Đô  La-Đô-Mi  Si-Rê-Fa  Để đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau  - Tên h/â là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C)  - Tính chất h/â trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các h/â của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây h lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé)  Khi đó, nếu h/â có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ.  VD:  Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là h/â Đô trưởng (kí hiệu C)  Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là h/â Son trưởng (G)  Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là h/â Mi thứ (Em)  La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am)  Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (h/â Si giảm, ít khi sd, tạm thời k0 quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 h/â trên, nghĩa là với 6 h/â (trừ h/â Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng.  Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ? Hì hì có ngay  Quy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3… hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác)  Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng h/â Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi). Nếu chỉ có nốt Rê thì có thể đệm bằng h/â Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê) … Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của h/â thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một h/â, hay có nốt k0 thuộc h/â thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau)  VD  1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng:  Làng tôi xanh …  Đồ—-Mi–Son– …  Quá rõ là phải đệm bằng h/â Đô trưởng © ở đoạn này  2/đoạn khác của bài Làng tôi  Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà …  |Đô—-Đô–|Là—-Là–|Si—-Si-Sòn| … (dấu | để chỉ ô nhịp)  |C———–|F———–|G————| …  3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ:  |Em ơi, H N |phố …  |Mi–Mi—-Là-Là-|Fá …  |Am—————-|Dm …  Ta thấy, ở VD 2, ô nhịp đầu chỉ có 1 nốt Đô, mà h/â F(Fa-La-Đô) cũng chứa nốt Đô Am(La-Đô-Mi) cũng thế, ở ô nhịp 2 thì Dm(D-F-A) hoặc Am(A-C-E) cũng đều chứa nốt A, ô nhịp thì có cả Em(E-G-B) cũng chứa cả G lân B. Vậy nên chọn h/â nào thì phù hợp?  Tiêu chuẩn chọn h/â :  - ưu tiên h/â chủ, gam C thì h/â C là h/â chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều h/â trưởng hơn và ngược lại.  - ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu,  ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách “Chình”  - chú ý số lượng nốt trong ô nhịp,  ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G.  - chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc!  Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các h/â trưởng là F,G; h/â trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng.  Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 h/â đều chứa nốt F, ở đây h/â thứ được ưu tiên.  Nói như vậy k0 có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay k0, cách nào hay hơn thôi!  VD Em ơi HN phố  … mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy  … Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố  Cách1:  … —–Am——————|Em——————|Am  Cách2:  … —–F——————–|G——————�� �� �|F  Cách3:  … —–F——————–|Em——————-|F  …  Bạn thích cách nào nhất?  Chỉ một chút nữa thôi là bạn có thể soạn phần đệm riêng cho mình rồi. Đây là một số điều cơ bản khác.  - Gam tương quan là gì?  - Có thể bạn nghe đâu đó là gam La thứ và Đô trưởng là 2 gam tương quan với nhau. Thực ra rất đơn giản, 2 gam này đều có 7 nốt nhạc C,D,E,F,G,A; bản nhạc của chúng sử dụng cùng khóa biểu. [1]  - Có phải hệ thống 7 hợp âm của gam C cũng chính là 7 hợp âm của gam Am? Chính xác, một điều bất ngờ thú vị ! (Thực ra k0 phải như thế, nhưng tạm thời, cứ tạm coi là như thế)  - Vậy có thể nói 1 bài gam C cũng là bài gam Am được k0?  - Dĩ nhiên là k0. Bài nào trưởng thường tười vui, bài thứ thường u buồn. Bài Am thưởng kết bằng A, Đô trưởng kết bằng C. Hơn nữa bài dùng gam Đô Trưởng thi sử dụng h/â chủ C và những h/â trưởng (F,G) nhiều hơn và ngược lại. Dĩ nhiên có bài phức tạp có đoạn là C có đoạn là Am, có thể có cả đoạn chuyển hẳn sang gam khác.  - Một điều đặc biệt về các bài gam thứ: trong gam thứ thì có 3 h/â thứ (còn lại là 3 h/â trưởng và 1 h/â dim (giảm))  Ví dụ gam La thứ có Am, Dm và Em là h/â thứ (còn có C,F,G là h/â trưởng). Bài hát gam La thứ, thưởng có xu hướng sử dụng E (một chút nữa tôi sẽ nói đến E7) thay vì Em. Hãy chơi đàn thử, chuyển tử Em về Am, rồi từ E về Am, rõ ràng E có sức hút về Am mạnh hơn.  Ở đây Mi là nốt thứ 5 trong gam La thứ (chính xác hơn là âm giai La thứ) : Là-si-đô-rê-Mi, được gọi là nốt bậc 5 (dĩ nhiên D là nốt bậc 4, F là bậc 6 .v.v.) Hợp âm bậc 5 có sức hút rất mạnh về hợp âm bậc 1, nhất là h/â trưởng, mạnh hơn nữa có thể dùng hơp âm bảy (sẽ nói sau). Thưởng khi kết thúc bài bao h cũng là một hợp âm bậc 5, sau đó đưa về h/â chủ.  VD So sánh Em ơi HN phố, vẫn đoạn cũ  … mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy  … Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố  … —–F——————–|E——————�� �� �|F  … —–F——————–|Em——————-|F  - Từ đầu đến giờ toàn Đô trưởng với La thứ, chả nhẽ k0 còn gam nào khác à? Muốn tìm gam khác quá dễ, chỉ cần biết cấu tạo của gam:  Gam trưởng: 1-1-1/2-1-1-1-1/2 (đơn vị là 1 cung=2 phím trên guitar, nửa cung=1 phím)  VD:  Đô trưởng … C-D-E-F-G-A-B-C …  C-D,D-E,F-G,G-A,A-B cách nhau 1 cung (còn gọi là quãng 2 trưởng), còn E-F,B-C chỉ có 1/2 cung (q 2 thứ). Chơi đàn lên là biết ngay  Rê trưởng: D-E-F#-G-A-B-C#-D  D-E,E-F#,G-A,A-B,B-C# cách nhau 1 cung, còn E-F#,C#-D cách nhau 1/2 cung.  Gam thứ 1-1/2-1-1-1/2-1-1  VD:  La thứ A-B-C-D-E-F-G-A  A-B,C-D,D-E,F-G,G-A cách nhau 1 cung, B-C,E-F cách nhau 1/2 cung  Son thứ G-A-Bb-C-D-Eb-F-G  G-A,Bb-C,C-D,Eb-F,F-G cách nhau 1 cung, A-Bb,D-Eb cách nhau 1/2 cung  - Thế nào là hợp âm 7?  - Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-ba và nốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là h/â 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sd. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là h/â 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi.  VD:  H/â E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là h/â E7  H/â Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là h/â Am7  H/â 7 có sức hút về h/â chủ rất mạnh, mạnh hơn h-â-ba trưởng bình thường, trước khi chuyển về h/â chủ thường hay ưu tiên sử dụng h/â 7 ở bậc 5 (VD G7->C, E7->Am, D7->G…)  Ngoài ra có thể thành lập h/â 6, h/â 9 VD C-E-G-D là C9 (nốt D là bậc 9 của C) Các hợp âm này mở rộng bảng màu hòa thanh ra … vô biên, tùy các bác muốn tô hươu vượn gì cũng được sất  Với những điều trên, bạn đã có để phối hòa thanh cho tất cả các bài mà bạn thích, nhưng để đạt trình độ xuất chúng đến mức vừa nghe hát vừa đệm theo được một bài mình chưa hề biết hòa thanh thì k0 thể ngày 1 ngày 2 mà là 1 quá trình dài, đòi hỏi bạn phải luyện tập, một đôi tai nhạy cảm âm nhạc sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai :  - Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D…; trưởng và thứ (k0 phải học thuộc!!)  - Ghép đôi những gam tương quan  - Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau:  C - F - G  | | | Bdim  Am - Dm - Em  - Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa.  - Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng k0 có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng  - Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng …  - Dần dần, bạn sẽ quen với sự chuyển dịch của hòa âm, tiến tới có thể đệm theo một bài mà bạn chưa hề biết hòa âm, trong một vài giọng mà bạn đã thành thạo.  (Sưu tầm)  Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc  Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!  Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . 3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:  1: Tìm chủ âm của bài nhạc  2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc  3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:  1 : Tìm chủ âm của bài nhạc  Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra  a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)  b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ  c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ  Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)  Bài tập:  a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )  b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)  Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ? )  Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là nốt chủ âm của bài  Thí dụ:  a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn  b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu.  Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ  2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc  Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:  Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:  Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK  Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)  Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).  Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )  Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là:  a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)  b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng  Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:  a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)  b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D  c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B  6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B  Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc  Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:  Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:  G – C – D7 – Em – Am –B7  3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:  Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :  1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.  2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm  3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am  Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau :  1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ  2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai  3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất  4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.  Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng ... 90% những bài nhạc Việt.  Copy từ [url]http://hocnhac.net[/url] đọc thêm ở đây : http://hocnhac.net/4rum/showthread.php/5703-Cách-đặt-hợp-âm#ixzz2mQ5F9vdx
Xem thêm Cách tìm hợp âm
Cách đi các vòng hợp âm cơ bản trên cây đàn Guitar CÁC HỢP ÂM TRƯỞNG:      C_Dm_Em_F_G7_Am D_Em_F#m_G_A7_Bm         E_F#m_G#m_A_B7_C#m       F_Gm_Am_Bb_C7_Dm G_Am_Bm_C_D7_Em          A_Bm_C#m_D_E7_F#m         B_C#m_D#m_E_F#m_G#m ---------- CÁC HỢP ÂM PHỤ:            Cm_Eb_Fm_G7_Ab_Bb Dm_F_Gm_A7_Bb_C           Em_G_Am_B7_C_D                Fm_Ab_Bbm_C7_Db_E Gm_Bb_Cm_D7_Eb_F           Am_C_Dm_E7_F_G                Bm_D_Em_F#7_G_A CÁC DIỆU NHẠC CƠ BẢN


Móc các điêu
1 Điệu  Slow Surf: nhịp 4/4
Các kiểu đánh: 1: Bass 321 321 321 Bass 321 321 321...
                       2: Bass 3 2 3 1 3 2 3 Bass....
                       3: Bass 3 2 3 1 2 3 2 Bass....
                       4: Bass Bass 3 2 1 nghỉ 2 Bass ....
                       5: Bass 3 21 3 21 3 21 3 Bass....
Cách dập: X nghỉ chát  X L L X chát X L X chát X L X L chát....
Valse chơi theo nhịp 3/4 
Phách 1 nặng, phách 2,3 nhẹ.
Bạn có thể gẩy theo đồ hình:
 - Bass - (dây3) - (dây2+1) - (dây3) ||
Valse(Gam: C-F)Bass(5)-(3+2+1)-(3+2+1)-Bass(6)-(3+2+1)-(3+2+1)
3-Boston(Gam: C-F)Bass(2)-3-(2+1)-3-(2+1)-Bass(6)-3-(2+1)-3-(2+1)
Điệu Valse đánh chậm chơi theo nhịp 3/4 thì được Boston.
(2+1) móc 2 dây 1 lần
Ví dụ: ta đếm 
Bass(5) là 1
3-(2+1) là 2: móc dây 3 rồi móc tiếp dây 2+1 
3-(2+1) là 3: móc dây 3 rồi móc tiếp dây 2+1 
Cách móc thứ 2     Bass(5)-3-2-3-1-3-Bass(6)-3-2-3-1-3
4 Điệu Fox là điệu nhịp 2/4
Cấu trúc Fox là :
[Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | 
+ Chú thích:
[Bass1] : bass chủ đạo: ví dụ hợp âm Rê thì gẩy nốt Rê trên một trong những nốt đang bấm ở các dây 4 , 5, 6  
[Bass2] : nốt Bass khác 
1,2,3 : gẩy một lúc 3 dây

Điệu Fox là điệu nhịp 2/4


Cấu trúc Fox là :


[Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3  | 


+ Chú thích:


[Bass1] : bass chủ đạo: ví dụ hợp âm Rê thì gẩy nốt Rê trên một trong những nốt đang bấm ở các dây 4 , 5, 6  


[Bass2] : nốt Bass khác 


1,2,3 : gẩy một lúc 3 dây

5 Điệu Slow Rock
Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X)-> Bass X LX X
+ Bùm: quạt 3 dây trên.
+ Chát: quạt 3 dây dưới.

6 Slow 


Bạn chia thành 4 phách chính:  | Xình - nghỉ - Chát - nghỉ | Xình - nghỉ - Chát - nghỉ |...


Quan trọng nhất là tay PHẢI của bạn phải đưa lên đưa xuống một cách nhịp nhàng và đều đặn : Cả 4 nhịp đưa biên độ lên xuống đều như nhau. 



Chú ý quan trọng nữa là ở cả nhịp nghỉ (Nhịp thứ 2 và thứ 4: không chạm dây) bạn cũng phải đưa tay lên đều đặn không khác gì lúc đang gẩy chạm dây. Như vậy tay bạn mới đều và giữ nhịp phách được ổn định.  


 Người chơi slow tốt là người mà cả 4 nhịp tay đưa giống nhau, nhìn từ xa (không nghe thấy tiếng) thì ta không phân biệt được nhịp nào là Xình, nhịp nào là Chát... 

Slow Rock thì rải lần lượt các dây Bass - 3 - 2 - 1 - 2- 3 - Bass
Slow surf  Bass – 3 – 2 – 3 – 1 – 3 – 2 – 3
7 Chachacha(Gam: C-F) Bass(C)-3(G)-2(C)-1(E)-2(C)-3(G)-1(E)-2(C)-3(G)-Bass(F)-3-2-1-2-3-1-2-3-Bass

Tương tự tới dây Bass là đã chuyển hợp âm, 
Như Bass(C) và Bass(F) la 2 dây đầu của 2 hợp âm C & F

8-Rumba&Belero(Gam: C-F)
Bass(5)-3-2-1-2-3-1-2-3-Bass(6)-3-2-1-2-3-1-2-3
9 Ballad

Ballad(SlowRock)(Gam: C-F)Bass(5)-3-2-1-2-3-Bass(6)-3-2-1-2-3
PopBallad(SlowSurf)(Gam: C-F)Bass(5)-3-2-3-1-3-2-3-Bass  hay Bass 3 2 3 1 3 1 3 bass
Cách 2 Bass 3-2-3-1-2-3-2 Bass Cách 3 Bass 3-2-1 nghĩ 2-3 bass 
Cách4 Bass 4-3-2 nghĩ  1-2-3 bass 4-3-2 nghĩ 1-2-3 Màu đỏ là nhịp mạnh
Cách 5 Bass 4-3-(12)-3-2-3 Bass Cách 6: Bass 4 3 4 bass 3 2 1 bass nghĩ bass 4 3 4 bass 3 2 1 bass
cách 7   Bass   3-2-1-nghĩ 2-3-2 Bass nhịp roi vào màu đỏ
Cách 8    Bass  4 3 4 2 1 2 3 Bass
 Nhịp 2/4
 Cách 9 Bass(5)-3-1-2-3-Bass(6)-3-1-2-3  Cách 8 Bass 3-2-1 nghĩ 2-3 bass 3-2-1 nghĩ 2-3   
Cách 10; Bass 4 3 2 1 3 2 3 Bass
Dây bass là chuyển hợp 





40% Off