Advertisement

40% Off
Showing posts with label Lối sống. Show all posts
Showing posts with label Lối sống. Show all posts

Qủy cốc tử | Cách chúng ta ăn nói sẽ thay đổi vận mệnh cuộc đời

V

ận mệnh và phúc khí của đời người thường bắt nguồn từ cái miệng. Muốn thay đổi số phận thì đầu tiên, chúng ta phải thay đổi cách giao tiếp của bản thân. Vì lẽ, lời nói của bạn thế nào thì con người bạn chính là như vậy.

Lại nói về Quỷ Cốc Tử, người được mệnh danh là Bách Khoa Toàn Thư của Trung Quốc, đã từng đúc rút nhiều bí quyết trong giao tiếp. Ông chính là người khai sáng ra thuật du thuyết, đã được Trương Nghi, Tô Tần, Bàng Quyên, Tôn Tẫn ứng dụng thiết thực, thay đổi thế cục và làm khuynh đảo Chiến quốc chỉ với 3 tấc lưỡi của mình.

Muốn giàu thì miệng phải sang, muốn hưởng phú quý phải học được 3 đúc kết muôn đời đúng từ "bách khoa toàn thư" Quỷ Cốc Tử sau đây:


Tích khẩu đức chính là tích phước lành

Người xưa có câu: “Dao cắt dễ lành, lời ác khó tiêu.

Làm người phải có khẩu đức, đừng nói những điều không nên nói và phải dũng cảm nói ra những điều nên nói. Lời này bắt nguồn từ thuật “bãi hạp” của Quỷ Cốc Tử. Bãi hạp tức là đóng mở, còn hiểu là mở miệng và ngậm miệng, tức khi nào nên nói và khi nào không nên nói, khi mở miệng thì nói như thế nào, khi ngậm miệng thì ngậm như thế nào.

Giao tiếp là cả một nghệ thuật. Với người khôn ngoan, phước lành sẽ đến. Với người nói chuyện không biết kiêng kỵ, tai ương sẽ bắt đầu, vì cửa miệng là con đường tạo nghiệp nhanh nhất. Chỉ cần một câu vô ý đã có thể mích lòng người khác. Trên đường đời, kẻ không giỏi giao tiếp thì rất dễ gây thù chuốc oán, càng đi càng khó khăn.

Cho nên, muốn giàu thì miệng phải sang, gia đình muốn có phúc thì trước hết miệng phải có vận.

Miệng giống như chiếc ống đựng tiền, miệng phú quý thì phúc khí tự đến, lời nói như hoa thì phú quý cả đời.

Quỷ Cốc Tử nói: “Muốn có được tình cảm của người khác, lời nói phải bắt nguồn từ cái tình.”

Khi nói chuyện với người khác, để tăng tính thuyết phục, bạn phải thể hiện được sự đồng cảm và đưa ra luận điểm từ quan điểm của người nghe. Như vậy, họ mới có thể dễ dàng tiếp nhận cái lý và cái tâm trong lời nói, sinh ra thiện cảm và sẵn sàng lắng nghe bạn.

Có câu chuyện kể rằng:

Một bác tài xế taxi da đen chở một cặp mẹ con da trắng, đứa trẻ hỏi: "Tại sao nước da của chú tài xế lại khác với cháu?"

Người mẹ mỉm cười và trả lời: "Vì Chúa muốn làm cho thế giới trở nên đầy màu sắc nên đã tạo ra những con người có nhiều màu sắc khác nhau!".

Đến nơi, tài xế kiên quyết từ chối tính tiền: "Lúc nhỏ, tôi cũng hỏi mẹ một câu như vậy. Nếu hôm đó bà ấy có thể trả lời tôi như vậy, có lẽ bây giờ tôi đã trở thành một phiên bản hoàn toàn khác."

Nói lời thiện chính là gieo duyên lành, tạo thiện nghiệp. Miệng phú quý thì dễ dàng kết bạn, gia đình thuận hòa, phúc lộc tự nhiên sẽ đến.

Năm điều cấm kỵ mà người khôn không bao giờ nói

Quỷ Cốc Tử nói: “Miệng dùng để ăn chứ không phải để nói, nói ắt phải có kỵ húy”.

Trong “Mưu thiên”, 5 điều kiêng kỵ phải chú ý khi giao tiếp đã được nhắc đến chính là: Không nói lời Bệnh, không nói lời Oán, không nói lời Ưu, không nói lời Nộ và không nói lời Hỷ.

Có thể hiểu rằng:
  1. Không nói lời Bệnh tức là tránh nói chuyện uể oải, thiếu tinh thần, làm gì cũng không có sức sống, không có nhiệt tình, thiếu chí tiến thủ.
  2. Không nói lời Oán tức là tránh nói những điều oán giận, nhiều năng lượng tiêu cực, suy diễn bi quan, gặp vấn đề thì không tìm cách giải quyết, thiếu chủ kiến riêng.
  3. Không nói lời Ưu tức là tránh đa sầu đa cảm, chìm đắm vào thế giới cảm xúc của riêng mình.
  4. Không nói lời Nộ là tránh nói năng bốc đồng, bừa bãi khi giận dữ, không kiểm soát được cảm xúc cá nhân.
  5. Không nói lời Hỷ là tránh nói điều đắc chí vênh váo, hành động kiêu ngạo, nói không lựa lời, dễ khiến người ta ghen ghét.

Một người hay buôn lời phàn nàn, than nghèo kể khổ, làm gì cũng thiếu sự nhiệt tình, luôn bất mãn với chính mình thì phúc khí tự biến mất. Năng lượng tiêu cực xung quanh họ cũng khiến bạn bè và người thân mệt mỏi, dần dần xa lánh. Cuối cùng, nhân duyên và sự nghiệp đều bị ảnh hưởng xấu.

Với những điều bản thân không biết, hoặc khó nói, cách phản ứng khôn ngoan nhất chính là im lặng và mỉm cười. Một nụ cười tự tin có thể giải quyết tất cả những tình huống khó xử mà bạn phải đối mặt trong giao tiếp xã hội. Chúng ta thà không nói gì chứ không nên phát ngôn bừa bãi.

Khi nói chuyện, hãy luôn chân thành

Quỷ Cốc Tử đúc kết rằng, với mỗi kiểu người, cần lựa cách giao tiếp cho thích hợp.

Chẳng hạn như, nói chuyện với người trí tuệ thì phải dựa vào sự hiểu biết rộng. Nói chuyện với người hiểu biết rộng nên dựa vào phân tích phân biệt. Nói chuyện với người giỏi phân tích phân biệt nên dựa vào điều cốt yếu. Nói chuyện với người hiển quý nên dựa vào thế thời. Nói chuyện với người giàu có nên dựa vào sự cao thượng. Nói chuyện với người nghèo khó nên dựa vào lợi ích. Nói chuyện với người thấp kém nên dựa vào khiêm hạ. Nói chuyện với người dũng cảm nên dựa vào can đảm. Nói chuyện với người có sai lầm nên dùng lòng tin và sự khuyến khích.

Ông cũng không quên nguyên tắc: “Chớ đem điều mình không muốn áp đặt lên người khác.”

Người giỏi giao tiếp không có nghĩa là dùng ba tấc lưỡi để nói đủ mọi đường hay “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Mà quan trọng là người dùng nội tâm chân thành, đứng ở vị thế của đối phương mà suy nghĩ và nói chuyện. Khi cả hai cùng hướng tới một mục tiêu lợi ích chung thì cuộc nói chuyện mới trở nên thông suốt, sáng tỏ.

Nhờ có những nguyên tắc quan trọng này, Quỷ Cốc Tử đã truyền dạy nghệ thuật giao tiếp, đưa thuật “bãi hạp” đi lên đỉnh cao. Dùng chân thành để tương tác với mọi người, đó là chìa khóa mở cửa mọi trái tim. Dù tài hùng biện xuất sắc đến đâu cũng không ấn tượng bằng cảm xúc thật.

Cho nên, hãy nhớ rằng, nói chuyện chân thành, đường đời càng đi càng rộng mở, càng tiến càng thuận lợi, càng bước càng thênh thang.

Nguồn Cafef

Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là gì?

N

Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là một trường phái kiến trúc rất phổ biến ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ,…

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành là: tập trung vào thiết kế các không gian kiến trúc để thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe nhằm mục đích loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém...); đem đến sự thăng hoa, sáng tạo, vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về Thân – Tâm – Trí của con người.

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành chính là không gian cần được kết nối, hài hòa với tự nhiên trong việc sử dụng chất liệu để xây dựng nhằm kết nối cảm xúc của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong không gian ấy.

Các kiến trúc sư cần chọn những loại cây cỏ mang dược tính chữa lành để trồng; việc chọn chất liệu nào để sử dụng cho thân thiện với môi trường, bền vững với thời gian cần được quan tâm đặc biệt; và cả những yếu tố môi trường như: gió, hơi nước, ánh sáng, sự thay đổi của thời tiết bốn mùa cũng cần được hiểu rõ để không gian ấy thực sự trở thành không gian trị liệu, phục hồi và bảo vệ sức khỏe…

Kiến trúc mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương

Khi đi ra ngoài và nhìn vào những tòa nhà, chúng ta thường chỉ băn khoăn không biết chúng có bền vững với môi trường hay không. Nhưng chúng ta ít khi tự hỏi dấu ấn mà những người sáng tạo muốn gửi gắm vào công trình này là gì.

Trong một cuộc chia sẻ ở Ted Talk, kiến trúc sư Michael Murphy kể những câu chuyện thú vị về kiến trúc, từ đó nhấn mạnh quan điểm kiến trúc vĩ đại sẽ mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương.

Trong ký ức của Michael Murphy, vào cuối tuần, bố anh sẽ thường dậy sớm, mặc một chiếc áo len sờn màu và thực hiện nghi lễ cạo sơn tường bằng khẩu súng nhiệt cũ và con dao nhọn. Sau đó, ông sẽ sơn lại chỗ mà mình đã cạo sạch, và bắt đầu mọi thứ như vậy vào tuần sau. Cạo và cạo lại, sơn và sơn lại, công việc sửa sang nhà cũ dường như không bao giờ dừng lại.

Vào ngày bố bước sang tuổi 52, anh nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ, bảo rằng bác sĩ vừa phát hiện một khối u trong dạ dày của ông. Chẩn đoán cuối cùng cho biết ông mắc ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được 3 tuần.

Michael ngay lập tức bay đến Poughkeepie – New York để ở cạnh cha những ngày cuối và hoang mang không biết cuộc sống tiếp đó sẽ ra sao. Để đỡ phân tâm, anh xắn ống tay áo và hoàn thiện việc sửa sang ngôi nhà cũ mà bố buộc phải bỏ dở.

3 tuần trôi qua, và bất ngờ thay, bố Michael được chẩn đoán có tín hiệu khả quan. 3 tháng sau, ông cùng anh sửa sang nội thất. Sau 6 tháng, các cửa sổ cũ được đánh bóng và trong 18 tháng, mái hiên mục nát đã được thay thế.

Người bố, đứng bên ngoài ngôi nhà trong diện mạo mới mẻ, tỏ vẻ ngưỡng mộ. Ông quay sang Michael và nói: “Con biết không, ngôi nhà này đã cứu sống ta!”

Và Michael quyết định theo học ngành kiến trúc một năm sau đó.

Khi Michael sắp sửa bước vào kỳ thi cuối cùng, anh quyết định tạm lánh khỏi lối sống cú đêm, để đến nghe bài giảng của tiến sĩ Paul Farmer, một nhà hoạt động y tế hàng đầu cho người nghèo trên toàn thế giới. Anh ngạc nhiên khi nghe ông nói về kiến trúc, rằng, các công trình đang khiến bệnh con người nặng nề hơn, đặc biệt với những người nghèo nhất thế giới. Kiến trúc cũng là một trong những tác nhân gây nên dịch bệnh. Trong một bệnh viện tại Nam Phi, giả sử, một bệnh nhân bị gãy chân đến, anh ta phải chờ đợi trong hành lang không thông gió, và tiếp xúc với một người bệnh lao. Các thiết kế kiến trúc thiếu khoa học kia đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, và có người đã phải chết vì điều đó. Paul Farmer nhấn mạnh: “Những kiến trúc sư đang ở đâu, khi mà bệnh viên đang khiến bệnh tình nặng nề hơn?”
Mùa hè năm sau, trên một chiếc Land Rover, Michael cùng những người bạn của mình rong ruổi trên sườn đồi Rwanda. Năm tiếp đó, anh sống tại một nhà khách cũ ở Butaro, nơi từng là một nhà tù sau cuộc diệt chủng. Anh ở đó, và thiết kế xây dựng một bệnh viện mới cùng bác sĩ Farmer và đội ngũ của ông. Trong trường hợp hành lang khiến bệnh tình trầm trọng hơn, Michael nghĩ đến giải pháp xây hành lang bên ngoài để mọi người có thể đi bộ và hưởng khí trời. Nếu hệ thống cơ khí hạn chế, thì anh bèn nghĩ đến hệ thống thông gió tự nhiên, và cùng lúc, có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Còn trải nghiệm của bệnh nhân thì sao? Anh thiết kế những ô cửa kính rộng mở, tạo trải nghiệm hòa vào thiên nhiên. Đó cũng là cách giúp bệnh nhân tự chữa lành.

Và Michael đã bắt đầu một thử nghiệm mới dựa trên câu hỏi ấy trên khắp thế giới. Giống như ở Haiti, nơi anh và đội ngũ đã giải quyết câu hỏi liệu một bệnh viện mới có thể chấm dứt dịch tả. rong bệnh viên 100 giường khác, anh đã thiết kế một chiến lược đơn giản làm sạch chất thải y tế ô nhiễm trước khi chúng bị thải ra nguồn nước. Ý tưởng này đã cứu sống vô số sinh mạng. Hoặc ở Malawi, anh đặt câu hỏi liệu kiến trúc có thể khiến một trung tâm sinh sản giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Và anh đã thiết kế một công trình thu hút phụ nữ và gia đình của họ đến bệnh viên sớm hơn và sinh con an toàn. Hoặc ở Congo, anh sử dụng bùn – đất và gỗ để xây dựng một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm giáo dục con người về bảo vệ động vật hoang dã nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên toàn cầu. Ngay cả ở Mỹ, anh đặt vấn đề về trường đại học lớn nhất dành cho người khiếm thính, bằng cách thiết kế một khuôn viên đánh thức cách chúng ta giao tiếp bằng lới nói và không lời.

Zen Garden | Xây theo kiến trúc chữa lành Thân – Tâm – Trí

Với quy mô hơn 9000 m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống.

Vườn Zen được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: trúc, đa, đề, tre.. biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen tại Thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.

Trong tuần đầu tiên khai trương, vườn Zen đã gây bất ngờ với cộng đồng, khách du lịch bằng cách bán vé bằng… cây. Theo đó, những người thăm quan cần mang theo một cây trồng cao khoảng 80cm, thuộc một số loại đã được chỉ định sẵn như cam, chanh, cà phê, điều, sầu riêng, mắc ca,… và còn nguyên trong bầu để cây tiếp tục sống sau đó.

Cách làm này phần nào chứng tỏ Trung Nguyên Legend chỉ thu vé với mục đích tôn tạo, phát triển thêm Vườn Zen chứ không phải mục đích kinh doanh.

Rèn luyện những thói quen này để có sức khỏe, năng lượng, may mắn và thành công hơn

N

hững thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại lấy đi rất nhiều năng lượng, thời gian của bạn, thậm chí là cả thanh xuân. Không ai chúng ta muốn bản thân một lúc nào đó phải hối tiếc vì những thói quen xấu. Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận là bài viết tôi viết cách đây rất lâu. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của những thói quen ảnh hưởng đến tính cách và số phận của mỗi người. Nay phải nhắc lại bởi thời thế đã đổi, đã khác nhưng điều cốt yếu vẫn là những thói quen hàng ngày. Gieo gì thì gặt nấy.

Dưới đây là danh sách những thói quen có thể giúp bạn tái định hướng lại nếp sống hàng ngày. Ngay khi bạn áp dụng, tôi dám chắc bạn sẽ cảm nhận được nguồn động lực mới dẫn dắt bạn đi. Sẽ có một số điều cần thời gian để cải thiện, chứ không thể một hay hai ngày nói thay đổi là có thể đổi thay. Cứ kiên nhẫn... may mắn sẽ đến nhiều hơn và cứ từ từ cảm nhận sự khác biệt khi rèn luyện.

1. Ngủ sớm, giúp khắc phục ít nhất 30% nguyên nhân khiến làn da trở nên xấu xí.


2. Hãy xem giải Oscar, phim tài liệu, TED hay các bộ phim khoa học nổi tiếng từ nhiều quốc gia khác nhau.

Bổ sung những điểm mù kiến ​​thức của bản thân, và bạn có thể có nhiều chủ đề hơn khi trò chuyện với người khác.

3. Không lướt Facebook, Tiktok liên tục

Bỏ ra nhiều hơn ít nhất 1h mỗi ngày so với bạn bè đồng trang lứa để đọc sách, chăm sóc da, thể dục thể thao.

4. Khi ăn cơm, tránh xa tất cả các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi)

Rất đơn gian, xem phim lúc nào cũng được, nhưng cùng nhau ăn cơm lại rất quan trọng, nói chuyện nhiều hơn một chút, biết đâu lại tìm ra được ý tưởng nào đó hay ho. Ngoài ra cũng có thể phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

5. Ăn nói nhẹ nhàng, nội tâm mạnh mẽ, làm việc quyết đoán

Người làm được 3 điều này, cuộc đời giống như được khai mở vậy, công việc thuận lợi, tình cảm mỹ mãn.

6. Những lúc không vui, hãy dọn dẹp, khi thấy một căn phòng sạch sẽ, tâm trạng sẽ trở nên tốt hơn.


7. Học hỏi nhiều hơn từ những tiền bối

Kết bạn với những người tài giỏi, hiểu biết hơn mình, là phương thức để tiến bộ và trưởng thành nhanh chóng nhất.

8. Nâng cao chất lượng giấc ngủ, mới có thể nghỉ ngơi trọn vẹn, nâng cao hiệu quả công việc hơn

Các típ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ: trước khi ngủ không uống quá nhiều nước không ăn đồ ăn vặt; 3 chiêu trước khi ngủ bao gồm ngâm chân, thiền, đọc sách; ngủ khỏa thân.

9. 80% của cuộc đời thường là dùng cho công việc, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; 20% còn lại, hãy làm những việc giúp giải tỏa áp lực.

Chẳng hạn như đi du lịch vào kì nghỉ, cảm nhận phong cảnh thiên nhiên nơi mình chưa từng đặt chân tới, vừa giải tỏa áp lực, vừa tiếp thêm động lực cho công việc.

10. Không ngừng học hỏi kiến thức mới, kỹ năng mới

Bất kể là kỹ năng trong cuộc sống hay công việc, việc dành 30 phút mỗi ngày để tập trung vào việc học sẽ giúp bạn tránh được tình trạng rảnh rỗi, đồng thời giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội hơn và bất ngờ hơn.

11. Thường xuyên vận động

Chạy bộ, chống đẩy, gập bụng, yoga… bất cứ môn thể thao nào bạn tập được. Kiên trì trong một thời gian dài, bạn sẽ phát hiện ra rằng, sau này, dù có rơi vào hoàn cảnh khó khăn tới đâu, bạn cũng không dễ dàng bị đánh gục.

12. Sử dụng linh hoạt "kỹ thuật Pomodoro"

Cứ sau 25 phút làm việc hoặc học tập, hãy nghỉ ngơi 5 phút. Khả năng tập trung của con người rất dễ bị phân tán, rất khó để có thể tập trung trong một thời gian dài. Lợi ích của việc chia nhỏ thời gian nằm ở chỗ có thể đảm bảo trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng tập trung sẽ có hiệu quả nhất.

13. Đến nhà bạn bè người thân chơi, hãy mang chút hoa quả nước ngọt sang, đối phương miệng nói không cần, nhưng thực ra trong lòng lại rất vui.


14. Lúc dậy sớm, đừng chỉ ngồi đó ngẩn ngơ tiếc giấc ngủ, hãy làm một vài việc gì đó khiến bạn vui vẻ, phấn khích, chẳng hạn như hôm nay dậy sớm nên được ăn một bữa sáng phong phú và ngon lành; hoặc là chẳng mấy khi dậy sớm, ra ngoài hít thở không khí trong lành, đang chạy bộ biết đâu lại gặp được người mình thầm thương trộm nhớ.

15. Lúc đánh răng rửa mặt, bật chút BGM để thư giãn tinh thần, hoặc bật tin tức hay đoạn hội thoại ngoại ngữ nào đó để nghe, vừa biết được thêm nhiều điều bổ ích, vừa có thể đánh thức não bộ, điều chỉnh tâm trạng…

16. Bận rộn đến mấy cũng phải ăn sáng, sạc điện cho bản thân

Có một thời gian tôi vô cùng bận rộn, thường xuyên không ăn sáng, kết quả là làn da sập xệ nhìn già đi 3 tuổi, hơn nữa vì bụng đói mà hiệu quả công việc cũng bị giảm mất 10%.

17. Làm việc phải "suy nghĩ trước"

Chẳng hạn, trước khi đi ngủ, nghĩ về những việc ngày mai phải làm, chuẩn bị đầy đủ những thứ cần mang đi (văn kiện, cmt, chìa khóa, giấy ăn…) làm như vậy thì ngày thứ hai sẽ không bị động, vội vội vàng vàng, quên nọ quên kia.

18. Đừng nằm nghe điện thoại

Khi nằm nghe điện thoại, âm thanh phát ra cũng sẽ khác, nó khiến bạn trông lười biếng hơn hẳn.
Bất kể là cuộc gọi của ai, hãy nghe điện thoại với một giọng điệu tích cực nhất.

19. Trước khi ra ngoài, dù có bận rộn tới đâu, hãy dành ra 5 phút để soi gương

Không những có thể kiểm tra ngoại hình, ăn mặc, còn có thể mỉm cười một cái, khích lệ bản thân. Không có gạch nào là không chuyển được hết, chỉ có người không nỗ lực làm việc!

20. Hàng ngày phân loại chi tiêu, kiên trì quản lý tiền bạc, chẳng hạn các khoản như ăn uống, đi lại, quần áo, đồ dùng thiết yếu khác…, cần phải biết mình tiêu tiền vào những đâu để tránh lãng phí.


21. Học nấu ăn, dù chỉ là những món đơn giản. Ăn uống là phần không thể thiếu trong cuộc sống, ăn đồ mình tự nấu, vừa tiết kiệm lại vừa sạch sẽ.


22. Khi trò chuyện trên mạng, cố gắng đánh chữ, bớt gửi thoại lại.


23. Đừng hứa hẹn điều gì với bạn bè, chỉ cần chia sẻ niềm vui sau khi thành công là được

Có câu, "nói trước bước không qua", "người tính không bằng trời tính", cứ âm thầm làm, không cần chia sẻ với ai, đợi tới lúc thành công rồi chia sẻ cũng không muộn.

24. Nếu gặp phải vấn đề khó khăn, trước tiên hãy dành ra 5 phút ăn một miếng kẹo, rồi hãy suy nghĩ phương án xử lý vấn đề.


25. Học cách tiêu hóa những cảm xúc tiêu cực của bản thân

Có khó khăn tới đâu, cũng đừng tùy tiện kể lể với người khác. Bạn có khóc to tới đâu cũng sẽ chỉ khiến người khác cảm thấy bạn phiền phức, vết thương của bạn có sâu tới đâu, người khác cũng sẽ chỉ thấy thật khó coi.

26. Khi cần tập trung, chẳng hạn như viết lách hoặc làm báo cáo, tôi thường làm 3 chuyện:

① Vứt điện thoại ra càng xa càng tốt
② Hít một hơi thật sâu
③ Độc thoại nội tâm: 3,2,1 tập trung!

Sau khi hoàn thành 3 bước này, tôi đoán là bạn gõ bàn phím còn nhanh hơn cả chơi điện tử.

27. Tận hưởng khoảng thời gian ở một mình

Không cần phải chứng tỏ bản thân bằng việc ép mình gia nhập một nhóm nào đó, khi người khác tham gia đủ mọi bữa tiệc liên hoan, tự tập, bạn có thể dùng thời gian đó để "lắng đọng" bản thân, sống thật với mình, chẳng hạn như chạy bộ, nghe nhạc, đọc sách… làm bất cứ điều gì mà bạn thích là được.

28. Muốn khắc phục bệnh trì hoãn, phàm là chuyện gì cũng hãy làm trước "10 phút"

Vạn sự khởi đầu nan, khi đã bắt đầu làm được 10 phút, bạn sẽ phát hiện ra rằng tiếp tục làm hoàn toàn không phải việc gì quá khó.

29. Đọc sách, đọc đủ các loại sách

Triết học, khoa học xã hội, lịch sử, văn học, khoa học tự nhiên… Đọc sách luôn là một việc đáng để làm. Đọc nhiều không chỉ mang lại cho bạn kiến ​​thức nổi trên mặt giấy mà quan trọng hơn là sự cải thiện khả năng tiềm ẩn trong tư duy và nhận thức của bạn.

30. Dành ra 25 phút để xem xét, tổng kết lại mỗi ngày

Hãy hỏi mình, ngày hôm nay thu hoạch được những gì? Còn chỗ nào làm không tốt? Nguyên nhân làm không tốt là gì? Sau này làm sao để tránh hoặc cải tiến? Kiên trì 1 tháng, bạn sẽ phát hiện ra mình có thể làm mọi việc ở mức tốt hơn rất nhiều.

31. Đừng theo đuổi 100%, 75% là được rồi

Con người không phải là chương trình máy tính, không phải cứ ra lệnh là có thể chấp hành 100%. Đừng quá đòi hỏi ở bản thân, bạn sẽ chỉ vì quá vội vàng muốn thành công mà từ bỏ chính mình mà thôi.
Cứ từ từ, phàm là chuyện gì, nỗ lực hết sức mình là được!

32. Muốn giảm cân, hãy bắt đầu lúc này; muốn học tập, bây giờ hãy bắt đầu, không bao giờ có gì là quá muộn cả.


33. "Thoải mái" một cách thích hợp

Khi người khác hỏi bạn những câu hỏi chuyên môn, hãy kiên nhẫn trả lời, thứ nhất, có thể giúp đỡ người khác, thứ hai, có thể củng cố kiến ​​thức chuyên môn của mình. Nếu đối phương tặng một món quà nhỏ, hãy nhận lấy và bày tỏ sự ngạc nhiên. Bởi lẽ chỉ có tiếp xúc, chúng ta mới có thể làm cho mối quan hệ trở nên gần gũi và hòa hợp hơn.

34. Từ bỏ những mối quan hệ "kém chất lượng", từ chối một cách thích hợp

Một người bạn cùng lớp cả nghìn năm không liên lạc đột nhiên mời bạn đến dự đám cưới của cậu ta; một người bạn đồng nghiệp có mối quan hệ rất bình thường, nhờ bạn tải Lazada giúp họ. Nếu bạn không muốn đi, không muốn tải về thì cứ tìm lý do để từ chối. Đừng nghĩ rằng từ chối người khác là xấu, họ bình thường cũng đâu có quan tâm bạn nhiều như vậy.

35. Giữ lại 1m2 "không gian bí mật" cho mình

Người không có sự bí ẩn cũng giống như một cuốn sách không có điểm nhấn vậy, giở qua vài trang là đã không còn muốn đọc nữa.

36. Khi ra ngoài chơi, hãy mang theo một chiếc máy ảnh nhỏ

Chụp lại những tán là hàng cây nơi góc phố, lưu lại hình ảnh những ông cụ đang đánh cờ trong ngõ, chụp lại những gian hàng bánh xèo bên đường…
Không phải là để đăng lên Facebook, mà là để cảm nhận thêm cuộc sống đời thường bên ngoài tòa nhà văn phòng, để tiếp thêm động lực cho những tháng ngày lặp đi lặp lại một công việc một cách nhàm chán.

37. Khi nghe người khác bày tỏ ý kiến, đừng tùy tiện cắt ngang lời của họ, hãy kiên nhẫn lắng nghe và từ từ tiêu hóa. Nó không chỉ cho thấy sự lịch sự, sự gia giáo mà còn cho phép bạn học cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.


38. Nói lời cảm ơn hàng ngày

Đơn cử như là với anh shipper Một lời "cảm ơn" là một nguồn động viên rất lớn đối với họ.

Tác giả Thiên Vy | Doanh nghiệp và tiếp thị

Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

B

ạn thuộc kiểu cha mẹ nào? Tôi bắt đầu bài viết này với sự suy tư về câu nói thường ngày ở trường của con mình đó là, "Mời các bậc phụ huynh...". Ngày nào cũng thế, tôi thắc mắc, là cha mẹ đưa con đến trường thì như nhau, sao nhà trường lại phải dùng từ "các bậc phụ huynh", phải chăng đó là sự phân chia thứ bậc tận sau trong tiềm thức của những nhà giáo dục? hay đó là cách một nền giáo dục khuyến mãi thêm vào đầu những đứa trẻ, dù chúng mới chỉ vài tuổi...

Nghiêm túc suy nghĩ một chút cũng không có gì kì lạ, nhu cầu của con người phân thành tầng thứ. Loại lý luận này hoàn toàn có thể suy rộng đến những lĩnh vực khác. Nhưng sẽ nguy hiểm khi điều đó trở thành ý thức hệ, nó truyền tải từ thế hệ này sang những thế hệ tiếp nối.

"Kiểu cha mẹ" có quan hệ mật thiết chặt chẽ với tầng thứ nhu cầu của con cái, tôi tạm chia thành 5 kiểu cha mẹ phổ biến hiện nay.

Kiểu 1: Chi tiền cho con không tiếc tay

Tối nhớ từng xem một đoạn video, có cô con gái của một người nông dân cầm điện thoại gọi điện cho bố mình, bảo bố cô đổi cho cô một chiếc điện thoại mới. Người bố không có cách nào, đã chi ra mấy tháng tiền lương ứng trước cho con gái. Cô con gái có được chiếc điện thoại mới rất đắc ý, bởi sẽ không thua kém bạn bè nữa.

Một ngày kia, cô ở trên phố vừa khéo gặp cha mình đang làm việc. Nhìn thấy người cha mình đang vất vả khuân vác, mồ hôi nhễ nhại, lòng cô chua xót không thôi. Cô con gái này kể ra vẫn còn có lương tâm.

Mấy năm trở lại đây, trên phương tiện truyền thông không thiếu những bản tin về đứa con bất hiếu lớn tiếng quát mắng, thậm chí đánh đập cha mẹ. Kiểu con "bỏ đi" này thật khiến chúng ta phẫn nộ. Nhưng, nhìn ngược lại, cha mẹ đã giáo dục họ ra sao dẫn đến cách hành xử của họ khi trưởng thành?

Thực tế, gia đình hiện đại đều có điều kiện sống ngày càng phát triển. Ngoài việc đảm bảo cung cấp những nhu cầu cuộc sống cần thiết cho con, cơ bản là con cái tay chỉ món đồ nào, người lớn liền đi mua đến đó. Dẫu gia đình không có được điều kiện như thế, cũng cố gắng xoay sở đủ cách, thậm chí vay nợ để thỏa mãn con cái. Bạn cần phải nhìn nhận thực tế rằng, cha mẹ cung cấp những nhu cầu vật chất thiết yếu cho con là điều nên làm, nhưng điều đó mãi luôn không đủ. Hôm nay cô gái trong câu chuyện tôi kể ở trên có thể si mê chiếc điện thoại và được cha cô đáp ứng nhưng ngày mai là những đòi hỏi quá quắt hơn so với điều kiện thực tế của cha cô thì sao? Nếu không phải vô tình nhìn thấy sự vất vả, nỗ lực làm lụng để đáp ứng sở thích của cô, có lẽ cô ấy sẽ chẳng bao giờ tỉnh ngộ.


Kiểu 2: Không tiếc dành thời gian cho con cái

Bố mẹ nuôi con khôn lớn, con cái phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Tình yêu thương, là giữa hai bên qua lại với nhau.

Bạn học Tuấn Anh của tôi về phương diện này làm được quá kém. Anh ta vì kiếm tiền, lúc con trai chào đời, anh đã không có mặt ở bệnh viện. Đợi đến khi anh về đến nhà, con trai đã chào đời được 7 ngày. Anh chỉ có thể cố gắng kiếm tiền, mong lấy nhiều tiền hơn để bù đắp.

Từ đây, anh lại bỏ lỡ càng nhiều hơn quá trình trưởng thành của con. Lần đầu tiên con anh bi bô tập nói, lần đầu tiên con anh tập tễnh học đi, anh đều không có bên cạnh. Có một lần khó khăn lắm mới tranh thủ được chút thời gian để đi tham dự buổi họp phụ huynh của con. Khi đến trường anh mới nhận ra không biết con mình học ở lớp nào. Người cha như vậy, con trai thân với anh mới lạ!

Trái lại, bạn học Bằng An về mặt này làm được tốt hơn nhiều.

Vốn mang nặng tư tưởng truyền thống, bạn học Bằng An luôn muốn có con trai. Thấy con sinh ra lại là con gái, lúc đầu anh thật sự không thích lắm, nhưng vẫn tận hết trách nhiệm của người cha mà hết lòng chăm sóc lo lắng cho con. Thời gian lâu dần, tình cảm cha con cũng ngày càng gắn bó. Có người trêu anh lấy con trai của mình để đổi. Anh nói, dù có là gì đi nữa cũng đều không đồng ý.

Những lúc rảnh rỗi, anh thường cùng con đi chơi, đi sở thú, kể chuyện cho con nghe... Từ chính kinh nghiệm của mình, anh khuyên mọi người hãy cố gắng bầu bạn với con khi có thể, tận dụng tối đa thời gian. Mỗi thời điểm được chứng kiến tiến trình phát triển của con đều rất đáng trân trọng, tuyệt đối không nên bỏ phí và đều thu lại hạnh phúc. Bởi thế, con gái của anh rất thân thiết với bố, quán bố, thậm chí trong các hoạt động ở lớp, ví dụ đi dã ngoại, nếu không có bố tham gia, cô bé đều không chịu đi vì cảm giác không có bố che chở, bảo vệ.

Kiểu 3: Phụ huynh đặt nặng thành tích

Có câu chuyện về một em học sinh lớp ba, tự mình làm bản thống kê. Bố mẹ cậu tổng cộng đã đăng ký cho cậu 10 khóa học bổ túc. Chúng đã chiếm cứ hết toàn bộ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của cậu, hoàn toàn biến cậu thành cỗ máy học tập. Cậu bé đó không thích chút nào, thỉnh thoảng tâm sự với cô giáo dạy thêm.

Điều này xuất phát từ tâm lý: Không để cho con thua ở vạch xuất phát, đa phần cha mẹ có tâm lý chung như vậy. Có thể thấy trong thâm tâm, họ mong con thành rồng, thành phượng mạnh mẽ đến mức nào.

Nhưng, đó là mơ ước, là mong muốn của cha mẹ. Còn con cái họ thật sự mong mỏi điều gì?

Con trẻ mệt, sợ hãi, áp lực, cha mẹ có biết không?

Liệu họ có từng nghĩ rằng để cho con trẻ học nhiều như vậy, con trẻ lại không cảm thấy vui, thử hỏi ý nghĩa nằm ở đâu đây?

Mục tiêu cao nhất của tương lai mà họ vẽ ra cho con lại ở chỗ nào? Có thể thực hiện được không?

Thay vì vẽ ra một vòng tròn lớn, nhưng lại không có cách nào lấp đầy được, chi bằng hãy để cho trẻ có được một khoảng không gian để chúng tận hưởng tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên vốn thuộc về cái tuổi của chúng.

Kiểu 4: Cha mẹ nâng cấp bản thân để nuôi dạy con cái tốt hơn

Cha mẹ là người thầy đầu tiên, và cũng là đối tượng mà con cái học tập, bắt chước. Bạn học D là người thích ngủ muộn điển hình, thường hay thức đêm để đọc tiểu thuyết, xem phim.

Nhưng từ sau khi mang thai, tình mẫu tử đã lấn át tất cả. Mỗi ngày cô lập ra thời gian biểu để thay thay thế tập tính trước đây. Kiên trì ngủ sớm dậy sớm, không chỉ mang đến sức khỏe tốt cho con, hơn nữa còn dưỡng thành thói quen sinh hoạt có giờ giấc cho con.

Ngoài ra, cô còn không ngừng nâng cao kiến thức, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành một người mẹ chuẩn mực để nuôi dạy con được tốt hơn. Mỗi ngày học tập, tiến bộ cùng con, cô đã trở thành tấm gương tốt của con, còn làm phong phú tri thức cơ bản cho mình.

Kiểu 5: Ủng hộ, khích lệ con trẻ hãy làm chính bản thân mình

Ngày trước từng xem qua một đoạn phim, một bé gái 5, 6 tuổi tham gia chương trình tiết mục văn nghệ nào đó. Bé gái ấy diễn một vai hề. Diễn xuất cũng không được xem là tốt lắm, nhưng bé lại rất vui thích, mọi người ở dưới đều cười ngả cười nghiêng.

Ban giám khảo vừa cười vừa cho một chữ X to đùng, không cho cô vượt qua. Bé gái đó đã khóc, cô bé đảo mắt nhìn quanh, thấy mẹ mình đang đứng ở hậu trường. Người mẹ không cười, mà giơ hai ngón tay cái khích lệ con.

Thiết nghĩ, có sự ủng hộ hết mình của người mẹ, bé gái ấy sẽ có tự tin để thử thách bản thân tiếp nữa. Dù kết quả thế nào, cô đều đã từng cố gắng thể hiện bản thân. Ước mơ thời niên thiếu, chỉ cần có được sự ủng hộ và khích lệ của cha mẹ, có lẽ sẽ thực hiện được, điều này ai biết được đây?

Kiểu của bạn?

Để kết cho bài viết này, tôi chỉ muốn nói rằng, khi bạn đọc xong bài này, bạn có thể quên ngay nó đi và nghĩ đến con của bạn. Đã là cha là mẹ thì con cái luôn quan trọng hơn hết. Chúng phải là trung tâm của mọi hành vi ứng xử và lối sống của gia đình bạn. Vì chúng, cha mẹ có thế nào cũng gác lại những mâu thuẫn; dù căm phẫn đến đâu thì trước mặt trẻ cũng phải đắn đo; bởi vì bạn sẽ không thể biết được những hành động, lời lẽ của bạn ảnh hưởng đến con bạn sau này như thế nào. Nếu ngay cả cha mẹ của chúng cũng quay lưng thì chúng còn có thể tin ai trên đời. Nếu không thể dạy con được những điều tốt, cũng xin đừng làm gương xấu cho con.

Khi người khác đều không để ý, không xem trọng đứa con của mình mà có thể dang rộng đôi tay cho con cái ôm ấm áp, ủng hộ khích lệ con đi phát huy khả năng của mình.

Niềm cổ vũ và khích lệ đến từ cha mẹ chính là nguồn sức mạnh cho con trẻ nỗ lực vươn lên. Dù con trẻ có ở bất cứ đâu cũng đều sẽ không thấy cô đơn trơ trọi.

Không kể là cha mẹ, dù có bận rộn ra sao, xin hãy mang đến cảm giác ấm áp thích hợp và kịp lúc cho đứa con của mình.
Sau tất cả, bởi chúng ta là cha mẹ. Không trách nhiệm thì đừng đẻ con ra!

Chuyên gia tâm lý học | Màu sắc hoàn hảo cho từng phòng

T

heo các chuyên gia tâm lý học, màu sắc có thể ảnh hưởng đến cảm giác, tâm trạng của bạn. Vì thế, chức năng từng căn phòng sẽ có những gam màu phù hợp để giúp người sống trong nhà luôn cảm thấy thoải mái, tích cực, hạnh phúc.

Có thể thông thường, bạn sẽ tùy chọn màu sơn mà mình yêu thích. Theo bạn nghĩ, đó là những gam màu có thể giúp bạn cảm thấy thích thú khi sống trong ngôi nhà của mình.

Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ một gam màu xuyên suốt có thể khiến bạn cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán sau một thời gian sinh sống.

Vì thế, các chuyên gia tâm lý học đã nghiên cứu và chia sẻ những gam màu phù hợp với từng phòng dựa trên chức năng của không gian đó giúp tác động tích cực đến tâm lý, thúc đẩy đam mê, sáng tạo và mang đến cảm giác vui vẻ, hạnh phúc cho người sinh sống.

    1/7 Phòng bếp – màu vàng

    Theo các chuyên gia tâm lý thì màu vàng làm tăng sản xuất serotonin trong cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng và là gam màu thích hợp nhất cho nhà bếp. Đây cũng là lý do hầu hết các nhà hàng đều được sơn màu vàng hoặc chọn màu vàng làm màu nhấn.

    2/7 Phòng làm việc hoặc phòng tập – màu đỏ

    Theo các chuyên gia, màu đỏ giúp con người làm việc hiệu quả hơn. Khi làm việc trong văn phòng hoặc căn phòng màu đỏ, tốc độ và sức mạnh phản ứng của người đó sẽ tăng lên. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn màu gì cho phòng tập thể dục hoặc phòng làm việc tại nhà thì tốt nhất nên ưu tiên màu đỏ.
    
    
    

    3/7 Phòng ngủ - màu xanh

    Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi các nhà tâm lý học ưu tiên màu xanh lam cho phòng ngủ. Theo họ thì đây là gam màu giúp bạn bình tĩnh hơn, mang đến cảm giác thanh bình. Màu xanh làm là gam màu thư giãn nhất để giảm nhịp tim. Phòng ngủ là nơi cần thư giãn nên sơn màu xanh lam có thể là ý tưởng tuyệt vời.

    4/7 Hành lang – màu xám

    Theo nhà thiết kế nội thất Susan Bednar Long, màu xám là màu tốt nhất cho hành lang vì đây là màu trung tính có sắc độ trầm so với các phòng khác. Gam màu đơn giản nhưng thanh lịch và có thể thay đổi tông màu bằng ánh sáng mang đến cho ngôi nhà của bạn vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo.

    5/7 Phòng học hoặc nơi nghiên cứu – màu tím

    Màu tím tử đinh hương gắn liền với trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Leonardo da Vinci tin rằng sức mạnh của thiền định tăng gấp 10 lần khi nó được thực hiện dưới ánh sáng màu tím. Để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong phòng nghệ thuật hoặc phòng làm việc của bạn thì màu tím chắc chắn sẽ mang lại sự sáng tạo không giới hạn.

    6/7 Phòng khách – màu cam

    Màu cam có thể khơi dậy sự phấn khích và nhiệt tình trong bạn, đồng thời gợi lên cảm giác ấm áp nên vô cùng thích hợp cho phòng khách.

    7/7 Phòng trẻ - màu xanh lá cây tươi sáng

    Màu sắc bạn lựa chọn cho phòng của bé thực sự có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Chính vì vậy, hãy lựa chọn màu phù hợp nhất với trẻ. Các nhà tâm lý cho rằng, khu vực phòng bé phù hợp với màu xanh lá cây vì đây là gam màu có tác dụng làm dịu tâm lý, giảm áp lực, kích thích sự sáng tạo, năng động cho trẻ.

    Tác giả Nhật Anh | Nhịp sống việt | Kaksekonomit

    Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu và xem xét ngân sách hợp lý trong vòng 1 năm

    N

    hà sáng lập nền tảng quản lý tài chính Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến giúp kiểm soát cuộc sống và tiền bạc sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn giữ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cao nhất có thể.

    Tasha Cochran, 38 tuổi, cho biết: "Chúng tôi đã sáng tạo ra một công cụ theo dõi giá trị ròng miễn phí và khuyến khích mọi người sử dụng để theo dõi quá trình thu nhập và tiêu tiền của họ. Nó sẽ hướng dẫn mọi người về cách tính giá trị ròng và cách số tiền đó hoạt động hiệu quả nhất".

    Ứng dụng này cũng khuyến khích người dùng xem xét tổng chi tiêu của họ trên các danh mục trong một năm để họ có thể phân bổ thu nhập cho phù hợp.
    "Tôi từng phải theo dõi chi tiêu của mình đến từng xu. Nhưng một khi có phương pháp này thì chỉ cần vào cuối năm, tôi sẽ lập một kế hoạch chi tiêu cho một năm hoàn toàn mới rất hiệu quả", Joseph Cochran cho biết.
    <script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-8965990872450860"
         crossorigin="anonymous"></script>
    <ins class="adsbygoogle"
         style="display:block; text-align:center;"
         data-ad-layout="in-article"
         data-ad-format="fluid"
         data-ad-client="ca-pub-8965990872450860"
         data-ad-slot="8097151402"></ins>
    <script>
         (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
    </script>
    Kế hoạch tiếp tục phát triển nhiều năm sau đó khi cô gặp Tasha khi cả hai đang làm việc cho Cơ quan Phát triển Đô thị Hoa Kỳ ở Dallas.

    "Chúng tôi nói kế hoạch chi tiêu một năm, không phải ngân sách thu nhập trong một năm, bởi vì chúng tôi muốn mọi người ngừng kết hợp cảm giác muốn tiêu với kế hoạch chi tiêu và cách họ lập kế hoạch tài chính. Chúng tôi muốn họ biết rằng họ đang trao quyền cho bản thân để chọn cách tiêu tiền của riêng mình, điều đó thật thú vị".

    Cách hoàn thành kế hoạch chi tiêu một năm được gợi ý:

    1. Tầm nhìn tài chính

    Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch chi tiêu liệt kê thói quen chi tiêu của bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn. Lặp lại việc này trong vòng một tháng để biết rõ mình thường chi vào những khoản gì. Ngoài ra bạn cũng nên phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: Thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online... Bạn cũng nên tạo thói quen lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… Nhất là các khoản chi cố định hàng tháng khác. Với cách làm như vậy bạn sẽ có trong tay danh sách những khoản chi và còn dư bao nhiêu cho tháng sau.

    Nên nhớ rằng đây là giai đoạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng. Bạn không cần cố gắng kiểm soát chi tiêu khi chưa có đầy đủ thông tin.

    Hãy suy nghĩ về những điều quan trọng đối với bạn và xác định những thứ bạn muốn để có thể chi tiêu tiền bạc của mình. Điều đó sẽ được phản ánh trong kế hoạch mà bạn đang tạo.

    2. Thu nhập

    Sau khi tìm hiểu thói quen chi tiêu hàng tháng. Bạn hãy phân loại các khoản chi theo mục đích và lập thành danh sách. Đây cũng là một bước khá đơn giản. Bởi bạn đã lưu lại tất cả các thông tin tiêu dùng của mình trong tháng trước. Bạn lấy thu nhập hàng năm chia cho 12 và sau đó tính tiền mỗi tháng để bạn biết mình đang tiêu bao nhiêu tiền trong kế hoạch.

    3. Tính khoản chi phí bắt buộc hàng tháng

    Chia chi phí thành 2 loại: Chi phí cố địnhChi phí không cố định
    Chi phí cố định là những khoản chi phí tương đối giống nhau mỗi tháng. Chúng là những phần bắt buộc, không thể thiếu trong lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Chúng bao gồm các chi phí như tiền thuê nhà, dịch vụ Internet và/hoặc truyền hình cáp, tiền thu gom rác, thanh toán thẻ tín dụng… Các chi phí này là rất cần thiết, cố định, không thể cắt giảm hay thay đổi trong kế hoạch chi tiêu của bạn.

    Chi phí không cố định là loại chi phí sẽ thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chúng bao gồm các mặt hàng nhu yếu phẩm, ăn uống, xăng dầu, giải trí hay quà tặng… Loại này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trong tháng hoặc khi có những phát sinh ngoài kế hoạch.

    Cochrans cho biết cách tốt nhất để xác định chi phí là xem xét những gì bạn đã chi tiêu trong tháng trước và sau đó điều chỉnh.

    Các chi phí nằm trong danh mục này bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, bất cứ thứ gì theo hợp đồng như hóa đơn điện thoại hoặc cáp và chi phí sinh hoạt tối thiểu của bạn.

    Ở bước này, bạn đã có ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại theo hạng mục. Hãy chuyển đổi thu nhập theo các hạng mục sang tỷ lệ phần trăm. Hãy chú ý xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Đây là bước giúp bạn cân đối lại thu nhập và thay đổi thói quen chi tiêu.

    Thông thường, bạn nên dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất. Đó là các khoản chi cho thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, giải trí và mua sắm và từ thiện.

    Dựa vào tỉ lệ vừa thay đổi, bạn hãy phân bổ lại nguồn thu nhập cho các khoản chi. Sau đó theo dõi kế hoạch chi tiêu trong tháng tiếp theo. Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt. Bao gồm cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền bạn dự định dành cho mỗi khoản chi vào đầu tháng. Cột “Thực tế” sẽ là số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản đến cuối tháng.

    Nhiều nhà tư vấn tài chính khuyên nên dành khoảng 10% tổng thu nhập cho việc tiết kiệm. Khoản tiền này dành cho mục đích lâu dài của bạn và dự trù cho những lúc khó khăn.

    4. Tính tiền tiết kiệm được

    Để tính toán điều này, hãy lấy thu nhập của bạn và trừ chi phí hàng tháng. Tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn là số tiền bạn có hàng tháng để hướng tới các mục tiêu tài chính lớn và hướng tới các mục tiêu về lối sống, chẳng hạn như có thể đi nghỉ ngơi với chuyến du lịch cùng gia đình trong vài tháng.

    5. Liệt kê các mục tiêu tài chính, chi phí và thời điểm bạn muốn đạt được chúng

    Một trong những thói quen của nhiều người thường bỏ qua việc cập nhật và ghi chép chi tiêu. Nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cập nhật và ghi chép chi tiêu thường xuyên.

    Khi bạn không có thói quen ghi chép tất cả những khoản chi tiêu thì kế hoạch phân bổ tài chính sẽ bị phá sản hoàn toàn, vì không có tính chính xác và thực tế.

    Do đó, để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen cập nhật và ghi chép thu – chi thường xuyên. Dù những khoản chi nhỏ lẻ như mua 5 nghìn tăm ủng hộ người bán hàng rong.

    Lập kế hoạch chi tiêu trong tháng là một việc không quá khó mà ai cũng nên làm.

    Hãy suy nghĩ về các mục tiêu bạn có thể tập trung vào năm tới cũng như những điều dài hạn hơn, chẳng hạn như nghỉ hưu.

    Lý tưởng nhất là bạn sẽ bỏ tiền ra dài hạn, đầu tư để tăng số tiền tiết kiệm của mình. Bạn cũng sẽ dành một số tiền để xây dựng sự ổn định tài chính cho tương lai. Một khi bạn biết những mục tiêu đó sẽ tốn kém bao nhiêu, bạn có thể bắt đầu đưa chúng vào kế hoạch chi tiêu của mình.

    6. Điều chỉnh ngân sách của bạn khi cần thiết

    Ai cũng biết là việc thay đổi thói quen chi tiêu không hề dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn có cách chi tiêu quá nhiều so với thu nhập của mình. Để khắc phục tình trạng này bạn không nên quá thắt chặt chi tiêu mà hãy tìm cách tăng thu nhập của mình. Đó là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho dài hạn.

    "Kế hoạch chi tiêu một năm không cố định", Tasha Cochran nói. "Nó có nghĩa là một kế hoạch chi tiêu sống động và dễ thở cho cuộc sống của bạn và bạn có thể quyết định xem bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một danh mục hay ít hơn cho một danh mục khác trong bất kỳ tháng nhất định nào".

    Kiếm được tiền khó nhưng chi tiêu và tiết kiệm tiền hợp lý lại càng khó hơn gấp bội. Chính vì thế nên ai trong mỗi chúng ta cũng cần phải học cách chi tiêu làm sao có hiệu quả và hạn chế lãng phí.

    Việc biết cách chi tiêu hợp lý sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong vấn đề quản lý tài chính. Thứ nhất, nó giúp bạn có khả năng cân bằng tài chính. Bạn sẽ tránh việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết và tiết kiệm được một khoản tiền để sử dụng cho những công việc cần thiết hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn thực hiện được những kế hoạch trong tương lai. Khi biết cách quản lý tiền bạc bạn sẽ có cuộc sống ổn định và không còn nhiều nỗi lo về gánh nặng tài chính.
    40% Off