Sáng nay, 14.8, tại Q.Hoàng Mai đã mở siêu thị mini 0 đồng để hỗ trợ những người khó khăn. Đây là siêu thị mini 0 đồng thứ 4 được mở tại Hà Nội. Tuần tới, sẽ có 21 siêu thị được mở bằng hình thức online.
Showing posts with label Ảnh đẹp. Show all posts
Showing posts with label Ảnh đẹp. Show all posts
Hà Nội tiếp tục mở siêu thị mini 0 đồng hỗ trợ người khó khăn
Tiếp nối hành trình chia sẻ yêu thương, chung tay cùng xã hội hỗ trợ những người đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, Siêu thị mini 0 đồng thứ 4 tổ chức tại Q.Hoàng Mai (Hà Nội) mở cửa từ 8 giờ 30 - 17 giờ hàng ngày và kéo dài trong 5 ngày, từ 14 - 19.8.
Tại đây, chương trình sẽ dành tặng 1.000 phiếu mua hàng cho người lao động tự do, thuê trọ, công việc không ổn định và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, người bệnh tật, neo đơn…
Danh sách các trường hợp nhận phiếu quà tặng của Siêu thị mini 0 đồng đã được Thành đoàn - Hội Sinh viên TP.Hà Nội phối hợp cùng chính quyền và Đoàn Thanh niên địa phương rà soát kỹ lưỡng trong những ngày qua, để đảm bảo những người khó khăn trên địa bàn nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhất.
Trong sáng nay, đơn vị tổ chức Siêu thị mini 0 đồng cũng đã trao tặng 5.000 phiếu mua hàng dành riêng cho các sinh viên đang gặp khó khăn, bị “mắc kẹt” tại ký túc xá, các khu xóm trọ ở Hà Nội. Các phiếu mua hàng này sẽ được Thành đoàn Hà Nội chuyển đến tận tay các bạn sinh viên và siêu thị sẽ hỗ trợ vận chuyển gói hàng đến tận nơi theo từng khu vực.
Từ 1.8 đến nay, Siêu thị mini 0 đồng đã được tổ chức tại các quận: Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và Hoàng Mai. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 8000 Phiếu quà tặng được trao đi, tương đương với hơn 8.000 người dân khó khăn và sinh viên nghèo đã được Siêu thị mini 0 đồng hỗ trợ.
Theo anh Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội, trong tuần tới, ban tổ chức sẽ tiếp tục mở Siêu thị mini 0 đồng ở 21 quận, huyện trên toàn TP.Hà Nội bằng hình thức online, kịp thời hỗ trợ người dân và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Siêu thị mini 0 đồng tại Hà Nội là hoạt động nằm trong chiến dịch Hà Nội Trái tim hồng do 3 đơn vị đồng phối hợp tổ chức là Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ và Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Đồng hành với chương trình còn có Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội với sự bảo trợ của Sở Công thương TP.Hà Nội.
https://thanhnien.vn/gioi-tre/ha-noi-tiep-tuc-mo-sieu-thi-mini-0-dong-ho-tro-nguoi-kho-khan-1430488.html
Giữa dịch Covid-19, người dân TP.HCM đến bưu điện lãnh lương, bất ngờ được tặng gạo ngon
Sáng 5.8, nhiều người dân TP.HCM đến các bưu cục để lãnh lương hưu, mua hàng thiết yếu thì bất ngờ vì được phát phiếu, nhận gạo giữa những ngày giãn cách xã hội. Cầm những phần gạo trên tay, nhiều người khó khăn ai cũng thấy ấm lòng vì món quà vừa thiết thực, vừa ý nghĩa.
8 giờ sáng, Bưu điện Q.3 vẫn làm việc như thường lệ. Tuy nhiên, có một điều lạ là vài nhân viên tại đây đang tất bật chia gạo thành từng túi nhỏ, mỗi túi chừng 3 kg để kịp 10 giờ tặng cho những người đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Cứ như vậy, hàng trăm túi gạo được dán nhãn “VIETNAM POST” lần lượt được trao đến người dân TP.
“Đi lãnh lương hưu, mà còn được tặng gạo”
Hơn 9 giờ 30 phút, một chiếc bàn được 2 nhân viên bưu cục khiêng ra phía trước, sau đó đặt lên đó một cái rỗ để nhận phiếu, một chai nước rửa tay sát khuẩn và những phần gạo đã được chia sẵn. Trên đó cũng có dán một thông báo hướng dẫn: “Vui lòng bỏ phiếu vào rỗ và nhận một túi gạo”.
Lát sau, bà Huỳnh Thanh Sử (62 tuổi, ngụ Q.3) đạp xe tiến đến bưu điện. Sau khi gửi xe xong, bà ngồi ghế, giữ khoảng cách ngồi chờ đến lượt mình vào trong để làm việc. Bà Sử cho biết mình đến đây để nhận lương hưu, suốt 2 tháng qua vì dịch Covid-19 nên bà ngại ra đường, đến hôm nay khi cần tiền thì mới đến để nhận.
Bỏ túi gạo vào chiếc túi vải bà mang theo bên mình, bà Sử cho biết mùa dịch này, gia đình mình gặp nhiều khó khăn. Bình thường, bà sống bằng số lương hưu, cộng thêm tiền con gái đi làm. 2 tháng nay, con bà mất việc, không có thu nhập nên với bà, bất cứ sự giúp đỡ nào thời điểm này bà đều rất trân trọng.
“Thực sự rất là ấm lòng! Tôi sống ở Sài Gòn đó giờ và thấy được một điều, là càng trong khó khăn hoạn nạn, người ta lại càng giúp nhau. Dịch bệnh, nhưng tôi không sợ, không hoang mang vì những tình cảm như vậy đó”, bà cười nói.
10 giờ, hàng chục lượt người lần lượt được phát phiếu và tiến đến để nhận gạo. Có người đến bưu cục giải quyết công việc nhưng cũng có người được chính quyền địa phương thông báo đến để nhận, trong đó đa phần là những bảo vệ, lao công, tài xế công nghệ…
Lát sau, bà Đặng Thị Phúc (62 tuổi) chạy chiếc xe đạp lỉnh kỉnh đồ đạc chạy đến nhận phiếu rồi lấy gạo. Bánh xe của bà dường như mềm hơn bởi sổ gạo bà mắc phía trước, nhưng ánh mắt người phụ nữ thì ánh lên niềm vui. Bà nói mình lấy một phần mang về cho vợ chồng đứa em trai đang bị thất nghiệp. phải nuôi 2 con nhỏ.
“Bình thường tôi đi lụm ve chai, mùa dịch này đâu đi lượm được nên sóng nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của cộng đồng. Hôm trước mạnh thường quân ủng hộ đồ ăn vẫn còn, nên cái này tôi lấy cho đứa em thôi”, nói xong, người phụ nữ nhanh chóng đạp xe rời đi.
Current Time0:02 / Duration4:11 Auto |
Xin một phần, được tặng thêm
Chưa đầy 30 phút mà số gạo trên bàn cứ vơi, nhân viên bưu cục phải liên tục thêm gạo lên bàn. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng (38 tuổi) dẫn theo 2 con gái nhỏ đi bộ ngang đó, ánh mắt dõi vào những túi gạo màu vàng phía trước mặt. Thấy mẹ con chị, một người tiến lại hỏi chị có nhu cầu nhận gạo không, rồi gửi cho 3 mẹ con một lá phiếu.
Tâm sự với PV, chị Phượng cho biết nhà mình ở Long An, dịch bị kẹt lại TP.HCM nên phải ở nhờ nhà của một người em. Bình thường, chị làm trong một quán ăn tại TP., cứ “sáng đi làm, chiều về nhà”. Gần 2 tháng nay, chi không có thu nhập. Là mẹ đơn thân, chị phải gồng gánh nuôi thêm 2 đứa con nhỏ, thời điềm này chỉ có thể trông chờ vào sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân.
“Mẹ con tôi cứ đi vòng vòng, thấy ở đâu có phát cơm, phát gạo thì tới nhận thôi. Hôm nay may ghê, đi ngang qua đây thì thấy, 3 mẹ con đỡ đói mấy ngày tới. Nói thiệt là không có những tấm lòng, những sự giúp đỡ này thì mẹ con tôi không trụ qua được dịch đâu”, chị xúc động.
Biết được hoàn cảnh của chị Phượng, ông Trần Ngọc Kim – Giám đốc Bưu điện Trung tâm Sài Gòn tặng thêm cho chị 2 túi gạo rồi nói: “Chị lấy thêm về dùng, mong chị và các cháu giữu sức khỏe trong mùa dịch”. Chị Kim không giấu được sự bất ngờ, xúc động, cảm ơn ông rối rít rồi dẫn các con về nhà.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Kim cho biết tại Bưu cục Q.3 sẽ phát hơn 20 tấn gạo cho bà con, dự kiến mỗi ngày sẽ phát tối đa 300 phần. Theo đó chương trình sẽ phát gạo miễn phí cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, người tàn tật, sinh viên ngoại tỉnh, người lao động tự do, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Chúng tôi đã liên hệ với chính quyền địa phương để phát phiếu cho những đối tượng trên, trên mỗi phiếu sẽ có ghi khung giờ cụ thể để tránh tập trung đông người. Bên cạnh đó, bất cứ người nào có nhu cầu khi đến cưu cục cũng sẽ được phát phiếu là lần lượt nhận gạo, tuân thủ đúng 5K”, ông Kim nói thêm.
Dự kiến, Bưu điện TP.HCM sẽ tổ chức phát gạo tại 16 điểm là các bưu cục, Bưu điện tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tổ chức phát tại 6 điểm, các tỉnh còn lại là 3 điểm.
https://thanhnien.vn/doi-song/giua-dich-covid-19-nguoi-dan-tphcm-den-buu-dien-lanh-luong-bat-ngo-duoc-tang-gao-ngon-1425560.html
Tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở xứ sương mù: Leo đồi truy vết F1, F2
Khi nhận được lệnh, đội quân tuyến đầu chống dịch của CDC Lâm Đồng xuất quân ngay, dù ngày hay đêm, để truy vết nhanh nhất các trường hợp liên quan ca nhiễm Covid-19 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Có lệnh lên đường ngay
Suốt 3 tháng qua, đội quân tuyến đầu chống dịch Covid-19 thuộc Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng ứng trực ngày đêm, khi có lệnh là xuất quân ngay. Mục tiêu truy vết nhanh nhất các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19 nhằm khống chế dịch bệnh kịp thời.
Thạc sĩ Mai Ngọc Trung, Phó Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (CDC Lâm Đồng), cho biết đợt đi dài ngày nhất của đội quân CDC Lâm Đồng vào đầu tháng 7.2021, khi ở H.Đạ Tẻh xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên từ H.Hóc Môn (TP.HCM) về địa phương. Đợt đó, ông cùng các đồng nghiệp phải cắm chốt ở Đạ Tẻh suốt 22 ngày đêm, đến khi dịch được khống chế mới quay về Đà Lạt. Tiếp đó lại đi H.Đơn Dương rồi đến H.Đức Trọng để khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm phòng dịch...
Thế nhưng, điều để lại nhiều cảm xúc nhất là suốt một tuần qua, từ ngày 5.8, khi phát hiện ổ dịch tại Công ty Sợi Đà Lạt (xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt), đội quân tuyến đầu chống dịch ngoài cán bộ, nhân viên CDC Lâm Đồng, Trung tâm Y tế Đà Lạt, còn có sự tăng cường lực lượng của Trung tâm Y tế Lạc Dương và Trung tâm Y tế Lâm Hà, tổng cộng khoảng 60 người ngày đêm bám trụ, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển người đi cách ly, điều trị Covid-19.
Current Time0:02 / Duration3:48 Auto |
Cắm chốt truy vết ngày đêm
Lãnh đạo Sở Y tế Lâm Đồng cho biết Công ty Sợi Đà Lạt có trên 200 công nhân ở các xã Trạm Hành, Xuân Trường (TP.Đà Lạt) và H.Đơn Dương đến làm việc hằng ngày. Do đó việc truy vết, lấy mẫu để phòng dịch là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu để khoanh vùng và khống chế dịch bệnh lây lan.
Từ đêm 6.8, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đối với 2 xã Trạm Hành và Xuân Trường để phòng chống dịch Covid-19, do đó lực lượng y tế cũng cắm chốt làm việc bất kể ngày đêm.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc CDC Lâm Đồng, để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, hằng ngày, các lực lượng y tế chia trung bình 10 đội để đi địa bàn. Mỗi đội có ít nhất 3 - 5 người gồm 1 người thuộc tổ Covid-19 cộng đồng của địa phương dẫn đường và các cán bộ y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, truy vết, khử khuẩn...
Thạc sĩ Mai Ngọc Trung cho biết thêm, các tổ truy vết phải len lỏi trên các nương rẫy cà phê để vào nhà dân. Khi phát hiện có F0, F1 thì sẽ báo cho Trung tâm Y tế Đà Lạt và chính quyền địa phương phối hợp đưa đi cách ly điều trị sớm nhất theo quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Hai xã Xuân Trường và Trạm Hành có địa hình đồi núi, các cụm dân cư ở cách xa nhau, đường xá đi lại khó khăn nên các tổ truy vết rất vất vả. Để tiếp cận dân nhanh nhất, có lúc phải tận dụng tối đa xe máy của các thành viên tổ Covid-19 cộng đồng, ai cũng mặc áo quần bảo hộ nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân khi làm nhiệm vụ truy vết khẩn cấp.
“Có những ngày mưa phải bỏ xe máy, leo đồi trơn trượt để đến vài ngôi nhà ở một rẻo cao và chỉ lấy được vài mẫu xét nghiệm. Hễ có thông tin xét nghiệm có ca dương tính mới thì lập tức chúng tôi chia tổ truy vết F1, F2 ngay trong đêm, trong mưa, làm việc quên ăn, không nhớ ngày tháng…”, ông Trung chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Trưởng Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Lâm Đồng), đồng hành cùng đội quân truy vết của CDC, cho biết có nhiều đêm anh chị em làm việc tới hơn 2 giờ sáng mới được nghỉ ngơi, đến sáng lại tiếp tục công việc.
“Các lực lượng y tế chúng tôi cắm chốt tại hai xã vùng xa này thực hiện 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Khi dịch cơ bản được khống chế mới được trở về CDC Lâm Đồng nghỉ ngơi”, bà Cúc chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc CDC Lâm Đồng, cho biết suốt trong một tuần ròng rã cắm chốt, hàng chục cán bộ y tế phối hợp với 41 tổ Covid-19 cộng đồng thuộc xã Xuân Trường và 28 tổ Covid-19 cộng đồng xã Trạm Hành làm việc ngày đêm đã lấy mẫu xét nghiệm trên 13.440 trường hợp, phát hiện 109 ca dương tính với Covid-19. Trong đó xét nghiệm cho toàn bộ F1, F2; sàng lọc cộng đồng tại Xuân Trường 5.930 người/6.467 người (chiếm 91,69%), tại Trạm Hành 5.025 người/5.349 (đạt 92,36%) và 543 người trong khu công nghiệp Phát Chi.
Nhờ đó, dịch Covid-19 tại Công ty Sợi Đà Lạt và 2 xã Trạm Hành, Xuân Trường cơ bản được khống chế. Từ ngày 13.8, CDC Lâm Đồng bàn giao lại cho Trung tâm Y tế TP. Đà Lạt tiếp tục rà soát, lấy mẫu khi có các ca bệnh Covid-19 phát sinh.
Subscribe to:
Posts (Atom)