Advertisement

40% Off
Showing posts with label Thông tin cần biết. Show all posts
Showing posts with label Thông tin cần biết. Show all posts

Vì sao gừng tốt cho sức khỏe, vừa có thể đẩy lui nhiều bệnh?

G

ừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Các chuyên gia đánh giá uống nước gừng có tác dụng giải độc, chống viêm và đẩy lùi nhiều bệnh. Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Nhờ vậy mà trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như: sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.

Tuy nhiên, trong trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng. Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh nên ăn gừng chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng. Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh đái tháo đường… Khi bị cảm lạnh, uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Trái lại, đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

Nhiều bác sĩ khuyên dùng nước gừng hoặc trà gừng cho những bệnh nhân bị buồn nôn trong quá trình mang thai hoặc do hóa trị. Gừng giúp làm trống dạ dày, giúp thức ăn thâm nhập vào ruột nhanh hơn. Điều này làm giảm cảm giác buồn nôn.

Các bác sĩ cũng thường khuyên nên uống trà gừng nếu bạn bị chuột rút trong kỳ kinh nguyệt. Nước ấm với gừng sẽ làm dịu cơn đau.

Nhờ tác dụng chống viêm, gừng có thể đẩy mầm bệnh ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, nó bảo vệ cơ thể bạn chống lại các tế bào bị phá vỡ. Chẳng hạn, nó có thể làm giảm chứng viêm khớp.

Nước gừng hoặc sinh tố có chứa gừng được xem là thức uống có thể giúp bạn giảm cân. Bằng cách uống nước với gừng thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây, bạn sẽ tránh được rất nhiều calo.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về mối quan hệ giữa gừng và lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì gừng có thể giúp duy trì mức đường huyết cân bằng.


Một số cách trị bệnh từ gừng

- Trị lở loét khoang miệng: dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 - 90% vết lở loét đều biến mất.

- Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.

- Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

- Trị đau nửa bên đầu: khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

- Say rượu bia: dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

- Trị sắc mặt nhợt nhạt: rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.

- Trị chứng gàu: có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

- Đau lưng và đau vai: khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

- Trị giun kim: trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.

- Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

- Cao huyết áp: khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

Vì sao Cà phê thêm sữa hoặc kem mà để nguội lâu có thể gây hại cho sức khỏe?

S

ẽ không có gì xảy ra với cà phê đen trong một vài giờ, nhưng cà phê với sữa hoặc kem thì không nên để lâu trên bàn hoặc trong xe hơi.

Độ ẩm là môi trường tối ưu nhất cho sự phát triển vi khuẩn và vi sinh vật. Nếu bạn thêm sữa vào cà phê, nguy cơ sinh sôi vi sinh vật trong đó còn tăng lên gấp nhiều lần. Do đó, thức uống như vậy cần uống ngay trong một giờ sau khi pha.

- Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa, blogger ẩm thực Nuria Dianova đưa ra lời khuyên.

Cà phê đen có thể để được lâu hơn, nhưng khi đã nguội mà chưa uống thì tốt nhất vẫn là cất trong tủ lạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng bất kỳ bữa ăn làm sẵn nào sau khi nấu chín mà để ở nhiệt độ phòng chỉ bảo quản được trong tối đa 2 giờ, sau đó cần chuyển vào ngăn lạnh. Và tốt nhất, theo lời bà, đừng quên nguyên tắc vàng: cần ăn bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu thôi, đừng để thừa, như vậy mới có lợi ích tối đa.



Nên uống cà phê hay không?

Cà phê là cả một nền văn hóa ẩm thực, nó không chứa bất kỳ độc tính hay tác hại nào

- chuyên gia nông học về trà và cà phê, bà Elizaveta Tikhonova

Theo đó, hàm lượng caffeine cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, vì thúc đẩy gia tăng cường độ của nhiều quá trình. Trẻ em không nên uống cà phê, bà Tikhonova lưu ý.

Theo bà, năng lượng bổ sung từ cà phê có thể thu được nếu sử dụng với sữa và đường, và caffeine kích hoạt cơ thể hoạt động.

"Cà phê có tác dụng mạnh hơn trà đối với cơ thể. Nếu trà ảnh hưởng trong vòng 8 giờ, nhưng tác dụng có nó rất phân tán, trong khi cà phê chỉ ảnh hưởng trong vòng 2 giờ, nhưng mạnh hơn nhiều. Vì vậy, tốt hơn hết là trẻ em không nên uống cà phê. Một tách chứa 8 gram cà phê, con số này là khá nhiều, và cơ thể bắt đầu được “kích hoạt”. Tim và não sẽ hoạt động suốt 2 giờ trong tình trạng hưng phấn. Caffeine hoạt động tốt trên cơ thể trẻ, nhưng trong giai đoạn cơ thể đang phát triển, điều này tốt nhất là nên tránh, vì những sai lệch có thể ảnh hưởng đến cơ thể trong tương lai. Từ cà phê bạn không nhận được calo, chỉ có caffeine, nghĩa là cơ thể bạn được kích hoạt trong khi bạn không nhận thêm năng lượng".

- bà Elizaveta Tikhonova

Khi rang, hạt cà phê giữ lại các nguyên tố vi lượng và vitamin B giúp hấp thụ vitamin C.

"Trong chiến tranh, mọi người ăn cà phê như cháo. Đây là một loại ngũ cốc đầy đủ, chứa tất cả các chất cần thiết. Khi rang, nhiều vitamin bị mất, nhưng vitamin nhóm B vẫn được giữ lại, chúng chịu được nhiệt. Đây là chất dẫn truyền của vitamin C. Nếu bạn uống cà phê và ăn táo, vitamin C sẽ được hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố vi lượng trong cà phê cung cấp dinh dưỡng cho tế bào", chuyên gia lưu ý.
40% Off