Advertisement

40% Off
Showing posts with label Gia đình. Show all posts
Showing posts with label Gia đình. Show all posts

Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

B

ạn thuộc kiểu cha mẹ nào? Tôi bắt đầu bài viết này với sự suy tư về câu nói thường ngày ở trường của con mình đó là, "Mời các bậc phụ huynh...". Ngày nào cũng thế, tôi thắc mắc, là cha mẹ đưa con đến trường thì như nhau, sao nhà trường lại phải dùng từ "các bậc phụ huynh", phải chăng đó là sự phân chia thứ bậc tận sau trong tiềm thức của những nhà giáo dục? hay đó là cách một nền giáo dục khuyến mãi thêm vào đầu những đứa trẻ, dù chúng mới chỉ vài tuổi...

Nghiêm túc suy nghĩ một chút cũng không có gì kì lạ, nhu cầu của con người phân thành tầng thứ. Loại lý luận này hoàn toàn có thể suy rộng đến những lĩnh vực khác. Nhưng sẽ nguy hiểm khi điều đó trở thành ý thức hệ, nó truyền tải từ thế hệ này sang những thế hệ tiếp nối.

"Kiểu cha mẹ" có quan hệ mật thiết chặt chẽ với tầng thứ nhu cầu của con cái, tôi tạm chia thành 5 kiểu cha mẹ phổ biến hiện nay.

Kiểu 1: Chi tiền cho con không tiếc tay

Tối nhớ từng xem một đoạn video, có cô con gái của một người nông dân cầm điện thoại gọi điện cho bố mình, bảo bố cô đổi cho cô một chiếc điện thoại mới. Người bố không có cách nào, đã chi ra mấy tháng tiền lương ứng trước cho con gái. Cô con gái có được chiếc điện thoại mới rất đắc ý, bởi sẽ không thua kém bạn bè nữa.

Một ngày kia, cô ở trên phố vừa khéo gặp cha mình đang làm việc. Nhìn thấy người cha mình đang vất vả khuân vác, mồ hôi nhễ nhại, lòng cô chua xót không thôi. Cô con gái này kể ra vẫn còn có lương tâm.

Mấy năm trở lại đây, trên phương tiện truyền thông không thiếu những bản tin về đứa con bất hiếu lớn tiếng quát mắng, thậm chí đánh đập cha mẹ. Kiểu con "bỏ đi" này thật khiến chúng ta phẫn nộ. Nhưng, nhìn ngược lại, cha mẹ đã giáo dục họ ra sao dẫn đến cách hành xử của họ khi trưởng thành?

Thực tế, gia đình hiện đại đều có điều kiện sống ngày càng phát triển. Ngoài việc đảm bảo cung cấp những nhu cầu cuộc sống cần thiết cho con, cơ bản là con cái tay chỉ món đồ nào, người lớn liền đi mua đến đó. Dẫu gia đình không có được điều kiện như thế, cũng cố gắng xoay sở đủ cách, thậm chí vay nợ để thỏa mãn con cái. Bạn cần phải nhìn nhận thực tế rằng, cha mẹ cung cấp những nhu cầu vật chất thiết yếu cho con là điều nên làm, nhưng điều đó mãi luôn không đủ. Hôm nay cô gái trong câu chuyện tôi kể ở trên có thể si mê chiếc điện thoại và được cha cô đáp ứng nhưng ngày mai là những đòi hỏi quá quắt hơn so với điều kiện thực tế của cha cô thì sao? Nếu không phải vô tình nhìn thấy sự vất vả, nỗ lực làm lụng để đáp ứng sở thích của cô, có lẽ cô ấy sẽ chẳng bao giờ tỉnh ngộ.


Kiểu 2: Không tiếc dành thời gian cho con cái

Bố mẹ nuôi con khôn lớn, con cái phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Tình yêu thương, là giữa hai bên qua lại với nhau.

Bạn học Tuấn Anh của tôi về phương diện này làm được quá kém. Anh ta vì kiếm tiền, lúc con trai chào đời, anh đã không có mặt ở bệnh viện. Đợi đến khi anh về đến nhà, con trai đã chào đời được 7 ngày. Anh chỉ có thể cố gắng kiếm tiền, mong lấy nhiều tiền hơn để bù đắp.

Từ đây, anh lại bỏ lỡ càng nhiều hơn quá trình trưởng thành của con. Lần đầu tiên con anh bi bô tập nói, lần đầu tiên con anh tập tễnh học đi, anh đều không có bên cạnh. Có một lần khó khăn lắm mới tranh thủ được chút thời gian để đi tham dự buổi họp phụ huynh của con. Khi đến trường anh mới nhận ra không biết con mình học ở lớp nào. Người cha như vậy, con trai thân với anh mới lạ!

Trái lại, bạn học Bằng An về mặt này làm được tốt hơn nhiều.

Vốn mang nặng tư tưởng truyền thống, bạn học Bằng An luôn muốn có con trai. Thấy con sinh ra lại là con gái, lúc đầu anh thật sự không thích lắm, nhưng vẫn tận hết trách nhiệm của người cha mà hết lòng chăm sóc lo lắng cho con. Thời gian lâu dần, tình cảm cha con cũng ngày càng gắn bó. Có người trêu anh lấy con trai của mình để đổi. Anh nói, dù có là gì đi nữa cũng đều không đồng ý.

Những lúc rảnh rỗi, anh thường cùng con đi chơi, đi sở thú, kể chuyện cho con nghe... Từ chính kinh nghiệm của mình, anh khuyên mọi người hãy cố gắng bầu bạn với con khi có thể, tận dụng tối đa thời gian. Mỗi thời điểm được chứng kiến tiến trình phát triển của con đều rất đáng trân trọng, tuyệt đối không nên bỏ phí và đều thu lại hạnh phúc. Bởi thế, con gái của anh rất thân thiết với bố, quán bố, thậm chí trong các hoạt động ở lớp, ví dụ đi dã ngoại, nếu không có bố tham gia, cô bé đều không chịu đi vì cảm giác không có bố che chở, bảo vệ.

Kiểu 3: Phụ huynh đặt nặng thành tích

Có câu chuyện về một em học sinh lớp ba, tự mình làm bản thống kê. Bố mẹ cậu tổng cộng đã đăng ký cho cậu 10 khóa học bổ túc. Chúng đã chiếm cứ hết toàn bộ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của cậu, hoàn toàn biến cậu thành cỗ máy học tập. Cậu bé đó không thích chút nào, thỉnh thoảng tâm sự với cô giáo dạy thêm.

Điều này xuất phát từ tâm lý: Không để cho con thua ở vạch xuất phát, đa phần cha mẹ có tâm lý chung như vậy. Có thể thấy trong thâm tâm, họ mong con thành rồng, thành phượng mạnh mẽ đến mức nào.

Nhưng, đó là mơ ước, là mong muốn của cha mẹ. Còn con cái họ thật sự mong mỏi điều gì?

Con trẻ mệt, sợ hãi, áp lực, cha mẹ có biết không?

Liệu họ có từng nghĩ rằng để cho con trẻ học nhiều như vậy, con trẻ lại không cảm thấy vui, thử hỏi ý nghĩa nằm ở đâu đây?

Mục tiêu cao nhất của tương lai mà họ vẽ ra cho con lại ở chỗ nào? Có thể thực hiện được không?

Thay vì vẽ ra một vòng tròn lớn, nhưng lại không có cách nào lấp đầy được, chi bằng hãy để cho trẻ có được một khoảng không gian để chúng tận hưởng tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên vốn thuộc về cái tuổi của chúng.

Kiểu 4: Cha mẹ nâng cấp bản thân để nuôi dạy con cái tốt hơn

Cha mẹ là người thầy đầu tiên, và cũng là đối tượng mà con cái học tập, bắt chước. Bạn học D là người thích ngủ muộn điển hình, thường hay thức đêm để đọc tiểu thuyết, xem phim.

Nhưng từ sau khi mang thai, tình mẫu tử đã lấn át tất cả. Mỗi ngày cô lập ra thời gian biểu để thay thay thế tập tính trước đây. Kiên trì ngủ sớm dậy sớm, không chỉ mang đến sức khỏe tốt cho con, hơn nữa còn dưỡng thành thói quen sinh hoạt có giờ giấc cho con.

Ngoài ra, cô còn không ngừng nâng cao kiến thức, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành một người mẹ chuẩn mực để nuôi dạy con được tốt hơn. Mỗi ngày học tập, tiến bộ cùng con, cô đã trở thành tấm gương tốt của con, còn làm phong phú tri thức cơ bản cho mình.

Kiểu 5: Ủng hộ, khích lệ con trẻ hãy làm chính bản thân mình

Ngày trước từng xem qua một đoạn phim, một bé gái 5, 6 tuổi tham gia chương trình tiết mục văn nghệ nào đó. Bé gái ấy diễn một vai hề. Diễn xuất cũng không được xem là tốt lắm, nhưng bé lại rất vui thích, mọi người ở dưới đều cười ngả cười nghiêng.

Ban giám khảo vừa cười vừa cho một chữ X to đùng, không cho cô vượt qua. Bé gái đó đã khóc, cô bé đảo mắt nhìn quanh, thấy mẹ mình đang đứng ở hậu trường. Người mẹ không cười, mà giơ hai ngón tay cái khích lệ con.

Thiết nghĩ, có sự ủng hộ hết mình của người mẹ, bé gái ấy sẽ có tự tin để thử thách bản thân tiếp nữa. Dù kết quả thế nào, cô đều đã từng cố gắng thể hiện bản thân. Ước mơ thời niên thiếu, chỉ cần có được sự ủng hộ và khích lệ của cha mẹ, có lẽ sẽ thực hiện được, điều này ai biết được đây?

Kiểu của bạn?

Để kết cho bài viết này, tôi chỉ muốn nói rằng, khi bạn đọc xong bài này, bạn có thể quên ngay nó đi và nghĩ đến con của bạn. Đã là cha là mẹ thì con cái luôn quan trọng hơn hết. Chúng phải là trung tâm của mọi hành vi ứng xử và lối sống của gia đình bạn. Vì chúng, cha mẹ có thế nào cũng gác lại những mâu thuẫn; dù căm phẫn đến đâu thì trước mặt trẻ cũng phải đắn đo; bởi vì bạn sẽ không thể biết được những hành động, lời lẽ của bạn ảnh hưởng đến con bạn sau này như thế nào. Nếu ngay cả cha mẹ của chúng cũng quay lưng thì chúng còn có thể tin ai trên đời. Nếu không thể dạy con được những điều tốt, cũng xin đừng làm gương xấu cho con.

Khi người khác đều không để ý, không xem trọng đứa con của mình mà có thể dang rộng đôi tay cho con cái ôm ấm áp, ủng hộ khích lệ con đi phát huy khả năng của mình.

Niềm cổ vũ và khích lệ đến từ cha mẹ chính là nguồn sức mạnh cho con trẻ nỗ lực vươn lên. Dù con trẻ có ở bất cứ đâu cũng đều sẽ không thấy cô đơn trơ trọi.

Không kể là cha mẹ, dù có bận rộn ra sao, xin hãy mang đến cảm giác ấm áp thích hợp và kịp lúc cho đứa con của mình.
Sau tất cả, bởi chúng ta là cha mẹ. Không trách nhiệm thì đừng đẻ con ra!

Vì sao con của gia đình "có điều kiện" thường thông minh hơn?

V

ì sao con của gia đình có điều kiện thường thông minh hơn? Nói thực thì khi đọc cái câu hỏi gần như hiển nhiên đã có câu trả lời. Bài viết này cốt yếu chỉ để làm rõ hai chữ "điều kiện" bao gồm những gì và làm rõ ảnh hưởng của nó đến những đứa trẻ.

Nếu quan sát những đứa trẻ ở các trường học bây giờ, dù là mẫu giáo hay tiểu học, bạn sẽ phát hiện ra một thực tế khá phũ phàng rằng: những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có tiền thường sẽ thông minh hơn.

01/03. Những đứa trẻ có điều kiện gia đình tốt, IQ cao hơn?

Sự thật đằng sau nó là...

20 năm trước, Todd Risley và Betty Hart, hai nhà tâm lý học trẻ em tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu trên 42 gia đình thuộc các điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau.

Họ bắt đầu từ khi đứa trẻ 9 tháng tuổi và theo dõi chúng cho đến khi chúng được 3 tuổi, tập trung vào hàng trăm giờ tương tác giữa cha mẹ và con cái trong những gia đình này. Mỗi tháng trong 3 năm, các nhà nghiên cứu sẽ quay một video dài 1 giờ bên trong mỗi gia đình để ghi lại cuộc nói chuyện giữa con cái và cha mẹ của chúng.

Cuộc khảo sát cho thấy trẻ em từ các gia đình thu nhập thấp thường có chỉ số thông minh thấp.

Trẻ em có cha mẹ được học cao hơn và có hoàn cảnh gia đình tốt hơn trung bình tiếp nạp được 2153 từ mỗi giờ;

Trẻ em từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động tiếp nhận trung bình 1251 từ mỗi giờ;

Trẻ em từ các gia đình nhận trợ cấp xã hội chỉ tiếp nhận trung bình 616 từ mỗi giờ.

Sự khác biệt về lượng từ vựng mà chúng biết không ngừng được tăng lên theo độ tuổi.

Đợi tới khi bọn trẻ 4 tuổi, khoảng cách đã tăng vọt lên 30 triệu từ.

Thực ra, thứ quyết định IQ tuy không phải là bản thân "tiền bạc", nhưng trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn, ba mẹ sẽ nói chuyện với con cái nhiều hơn, thời gian tương tác, nói chuyện giữa ba mẹ và con cái phần nào quyết định IQ của đứa trẻ.

Cuộc khảo sát nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ thường nói chuyện với cha mẹ có kỹ năng ngôn ngữ cao hơn nhiều so với những đứa trẻ ít nói và điểm kiểm tra IQ cũng cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã đến thăm những đứa trẻ 6 năm sau đó, và những đứa trẻ có năng lực tốt cũng có thành tích tốt hơn ở trường khi chúng được 9-10 tuổi.

Có sự khác biệt đáng kể giữa các gia đình có sự tương tác, trò chuyện tích cực giữa cha mẹ và con cái chặt chẽ với các gia đình mà cha mẹ và con cái ít tương tác và giao tiếp cho có lệ. Cha mẹ của các gia đình có thu nhập cao thường có xu hướng nói chuyện với con cái về nhiều chủ đề khác nhau, để con cái họ được ở trong một môi trường tích cực với ngôn ngữ phong phú khi mới sinh ra.

Những nghiên cứu như này trước đó ở các nước phương Tây sẽ đem lại cảm giác bộc lộ sự khác biệt về giai cấp một cách trực tiếp hơn và nó dường như đang nói với mọi người rằng "gia đình nghèo khó sẽ khó cho ra những đứa trẻ nổi bật", tuy nhiên, cuộc khảo sát này dường như chỉ đang nói về giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Một số người sẽ nói: "Mỗi một đứa trẻ đều khác nhau, một số trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm và một số trẻ phát triển muộn."

Nhưng đằng sau đó, điều đáng để chúng ta quan tâm hơn cả đó là lời nói hay sự trao đổi, trò chuyện của cha mẹ có thể đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ.

02/03. Rất nhiều cha mẹ thua trong việc trò chuyện với con cái

Có kha khá ông bố bà mẹ phàn nàn không hiểu vì sao con cái ngày càng không thân thiết với mình, con trẻ không thích nói chuyện với người lớn, không biết chúng đang nghĩ cái gì…

Trong cuộc sống, có rất nhiều ba mẹ thua ở việc nói chuyện đàng hoàng với con mình.

Trong một cuốn sách mang tên "Toxic Parents" (Tựa Việt: "Cha mẹ độc hại"), có một câu nói như này:

"Con trẻ sẽ không phân biệt giữa thực tế và nói đùa, chúng sẽ tin vào những điều mà cha mẹ nói về mình, và biến chúng thành quan niệm của mình."

Trên mạng có một câu hỏi rằng: Vì sao bọn trẻ ngày nay lại không thích tâm sự với người lớn?

Một độc giả chia sẻ câu chuyện của mình như này:

"Ba mẹ đều là giáo viên tiểu học của tôi, họ mong đợi rất nhiều ở tôi. Lần nào cũng vậy, không cần tôi phải mang kết quả về nhà, họ sớm đã tự mình đi tra rồi, những ngày biết kết quả bài kiểm tra, cứ mỗi lần ra cổng trường, chỉ cần nhìn sắc mặt của ba là tôi biết ngày hôm đó liệu có bị "giáo huấn" hay không. Câu nói họ thường nói với tôi nhất đó là, "ba mẹ thất vọng về con quá!"

Câu nói này tôi đã phải nghe không biết bao nhiều lần, cuộc thi viết không giải, ba mẹ thất vọng quá; thi Olympic toán học không được giải, ba mẹ thất vọng về con quá; thi cuối kì không lọt top trong lớp, ba mẹ thất vọng về con quá… sau này dần dần, rất nhiều chuyện tôi không còn kể với họ nữa, cũng ít khi tương tác với ba mẹ hơn, tôi rất sợ nghe thấy câu: ba mẹ thất vọng về con quá!"

Con cái có tâm sự với cha mẹ không, tất cả là do lời nói và hành xử của cha mẹ, có những bậc phụ huynh có khả năng khiến con cái dốc bầu tâm sự với mình, bởi họ khiến con cái cảm thấy tin tưởng, không mắng mỏ hay động chạm tới điểm yếu của con, họ sẵn sàng chấp nhận cái mới, họ tin tưởng và khích lệ con cái thay vì tạo sức ép, phê phán con, họ thích cùng con thảo luận một vấn đề nào đó rồi cũng đưa ra kết luận thay vì ép buộc con cái phải chấp nhận một điều gì đó.

Mỗi một đứa trẻ đều hi vọng rằng mình là niềm tự hào của ba mẹ, nếu ba mẹ luôn nói những lời nói đả kích, không nhẹ nhàng hay chê bai con cái, chúng sẽ không có cảm giác tin tưởng bạn, đồng thời nảy sinh ra sự hoài nghi với bản thân, từ đó trở nên nhút nhát, tự ti và vô cùng nhạy cảm.

Biết cách khích lệ, nói chuyện bình đẳng với con cái, con cái sẽ có nhiều tự tin và dũng cảm đi đón nhận những thử thách và cơ hội hơn.

Cái miệng của cha mẹ, quyết định con đường của con cái.

03/03. Ba mẹ "biết nói chuyện" , con cái càng thông minh

Những đứa trẻ thông minh và thu hút người khác thường ưu tú ở điểm nào? Một giáo viên với hơn 20 kinh nghiệm ở trường mầm non chia sẻ rằng: những đứa trẻ thông minh đều có một đặc điểm chung, chúng rất biết cách biểu đạt, ngay từ khi bắt đầu đã rất biết cách thể hiện cho giáo viên thấy được nhu cầu cũng như suy nghĩ của mình.

Khoảng cách giữa con trẻ, không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về IQ hay điều kiện gia đình. Tiểu tiết quyết định thành bại, đối thoại, trao đổi hay chia sẻ… giữa ba mẹ và con cái mỗi ngày, nhiều người có xu hướng không quan trọng những điều này, nhưng trên thực tế, chúng lại giống như những mảnh ghép vô cùng quan trọng, dần dần ảnh hưởng tới cả tương lai tổng thể của con cái.

Muốn não bộ của con cái phát triển, phương thức giao tiếp giữa con cái và ba mẹ là vô cùng quan trọng.

Đối với vấn đề này, Đại học Harvard và các trường đại học danh tiếng khác của Mỹ cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu trên hơn 30 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi tại khu vực Boston.

Sau khi xem xét các đoạn ghi âm trẻ tương tác với cha mẹ ở nhà, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tần suất trò chuyện của trẻ với cha mẹ càng cao thì hoạt động não liên quan đến ngôn ngữ của trẻ càng tích cực, trong khi những trẻ ít tương tác với ba mẹ lại có kỹ năng ngôn ngữ và phản ứng não bộ kém.

Cách cha mẹ giao tiếp với con cái có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí não của trẻ. Cha mẹ biết cách nói chuyện, chăm chỉ tương tác với con cái, con cái sẽ có phần trăm thông minh lớn hơn.
Tác giả Thiên Vy | Doanh nghiệp & Tiếp thị

Dã tâm hạ độc vợ cũ của gã chồng sau ly hôn vẫn ở chung nhà, nằm chung giường

C

hu Văn Sáng (SN 1966) và chị Nguyễn Thị A. (SN 1973) cùng trú tại xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) từng có khoảng thời gian sống với nhau hạnh phúc. Họ có với nhau 2 đứa con, hiện đang sống và làm việc ở nước ngoài.

Tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm mặn nồng, hạnh phúc nhưng rồi cũng nảy sinh những mâu thuẫn không thể dung hòa được. Năm 2013 họ chính thức ly hôn. Dù ly hôn nhưng hai người vẫn sống chung một nhà, cùng xem tivi, cùng ăn và ngủ chung giường.

Năm 2014, Sáng bị tai biến mạch máu não, phải cấp cứu tại bệnh viện và điều trị thời gian dài. Mặc dù trên danh nghĩa không còn là vợ nhưng chị A. vẫn tận tình chăm sóc chồng cũ. Mọi việc từ ăn uống, thuốc men do một tay chị đảm nhận. Chính vì vậy, từ người nằm một chỗ như phế nhân, không thể đi lại được, nhờ bàn tay chăm sóc của chị A., Sáng đã có thể phục hồi sức khỏe, có thể đi lại được. Sự tận tình chăm sóc của chị A. với chồng cũ khiến không ít người ngưỡng mộ.

Thế nhưng, cư xử của chị A. không làm Sáng cảm động, biết ơn mà người đàn ông này còn nhiều lần chửi bới, dọa giết vợ cũ. Khoảng tháng 7-2020, chị A. bán mảnh đất riêng có tiền, Sáng nhiều lần xin 10 triệu đồng nhưng chị A. không đồng ý. Cũng bởi vậy nên quan hệ giữa hai người càng trở nên tồi tệ hơn. Sáng nhiều lần có ý định giết vợ cũ.

Sáng 12/8/2020, sau khi đi làm về, chị A. hâm nồi xáo gà để ăn sáng. Trong lúc chờ thức ăn nguội, chị A. đi ra phía sau vườn làm việc. Lúc này, Sáng nghĩ lại chuyện xin tiền mà vợ cũ không cho nên nảy sinh ý định giết vợ. Nghĩ là làm, Sáng đi đến khu vực chợ Ga (TP Vinh) mua 1 gói thuốc chuột. Về nhà, Sáng lẻn vào nhà bếp, bỏ thuốc chuột vào nồi xáo gà. Do bột thuốc chuột vương ra bếp gas nên Sáng lấy khăn lau thì đúng lúc này, chị A. đi vào nhìn thấy.

Chị A. hỏi thì Sáng nói "thấy nước bẩn thì lau" rồi đi ra phòng khách. Nghi ngờ chồng có hành động mờ ám, chị A. lại kiểm tra thì nhìn thấy bột lạ màu vàng ở xung quanh nồi, mở nồi ra thì thấy bột dính ở đáy nồi. Nghĩ chồng hạ độc mình, chị A. quyết định không ăn mà trình báo cơ quan chức năng.

Tiến hành kiểm tra mẫu nước thịt xáo gà, cơ quan chức năng phát hiện có chất độc của thuốc chuột. Biết sự việc bị phát hiện, Sáng đến cơ quan công an đầu thú.

Một ngày giữa tháng 1/2021, TAND tỉnh Nghệ An xét xử Chu Văn Sáng về tội "Giết người". Do bị cáo đứng dậy khó khăn nên được tòa cho phép ngồi. Gã chồng cũ vẫn dửng dưng, trả lời nhát gừng khi nhắc đến hành động giết vợ của mình.

Sáng khai hành vi bỏ thuốc chuột vào nồi xáo gà của vợ cũ là hành động bộc phát. "Bị cáo đổ thuốc chuột vào nồi chỉ để hù dọa thôi. Bị cáo làm do không kiềm chế được bản thân chứ không có sự tính toán trước" – Chu Văn Sáng nói. Sáng cũng thừa nhận công lao chăm sóc của chị A. đối với mình, nhờ chị A. chăm sóc mà Sáng đã có thể đi lại được sau khi bị tai biến. Bị cáo gửi lời xin lỗi đến người vợ cũ và mong chị A. bỏ qua những hành động của mình.

Về phần chị A., trong tư cách của người bị hại, người phụ nữ này cho biết đã nhiều lần phát hiện Sáng giấu dao ở gầm giường nhưng khi chị A. hỏi thì Sáng đều lơ đi. "Ông ấy chửi bới, đòi giết tôi nhưng tôi không thèm chấp vì nghĩ ông bệnh tật nên nhiều khi nói vậy. Có lần thấy ông giấu dao và gậy sắt ở dưới giường, tôi vào hỏi thì ông ấy giật bắn mình nên cũng nghi ngờ. May mắn là tôi chưa ăn xáo gà nên còn giữ được mạng sống..." – chị A. nói.

Mặc dù rất giận dữ, trách chồng cũ nhẫn tâm ra tay hạ độc mình nhưng khi nhắc đến bệnh tình của Sáng, chị A. vẫn thương cảm. 

"Ông ấy ốm đau, bệnh tật nhưng tôi không thể bỏ mặc được mà vẫn chăm sóc, cơm nước, thuốc thang đầy đủ. Vì dù sao tôi vẫn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm và thương các con. Chính vì vậy, mặc dù ly hôn nhưng tôi vẫn chăm sóc cho ông ấy. Hành động của ông ấy là không thể chấp nhận được nhưng tôi vẫn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông ấy vì bản thân còn mang nhiều bệnh trong người", chị A. cho biết.

Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm luận tội về hành vi của bị cáo là đê hèn. Chỉ vì không xin được tiền mà nhẫn tâm lên kế hoạch tước đi quyền được sống của vợ cũ. Trong khi chị A. là người trực tiếp chăm sóc, phục vụ bị cáo ngay cả khi hai người đã ly hôn. Việc bị hại không chết là nằm ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo. Do đó, cần có mức hình phạt nghiêm minh. Theo luật sư bào chữa, trong quá trình chờ thi hành án, Chu Văn Sáng đã viết một bức thư xin lỗi vợ rất chân thành. Điều đó phần nào thể hiện sự ăn năn hối cải của bị cáo. Cân nhắc các tình tiết tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Chu Văn Sáng 8 năm tù về tội "Giết người".

Trời lạnh, bị cáo khó nhọc đứng dậy và rời tòa. Nhìn người chồng cũ mặc chiếc áo mong manh, chị A. lật đật chạy theo tìm áo khoác vào cho Sáng và dặn dò: "Ông không lo mặc ấm lại ốm ra". Nghe những lời quan tâm ân cần của vợ cũ sau bao nhiêu chuyện vừa xảy ra, Sáng chỉ biết cúi đầu và im lặng. Chưa bao giờ sự hy sinh, lòng vị tha của người vợ cũ lại đáng quý, đáng trân trọng đến thế...

Nguồn Báo công an Đà Nẵng
40% Off