Advertisement

40% Off
Showing posts with label Phong cách. Show all posts
Showing posts with label Phong cách. Show all posts

Xem Bill Gates trả lời 3 câu hỏi phỏng vấn xin việc mới hiểu vì sao ông giàu

M

ới đây, Stephen Curry, "huyền thoại của bóng rổ hiện đại" đã có một cuộc trò chuyện thú vị với tỷ phú Bill Gates trong serie mới của cầu thủ này mang tên "State of Inspiration". Hai người bàn về chủ đề Covid-19 và tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.


Để đảm bảo an toàn, họ trò chuyện qua hình thức gọi video thay vì gặp mặt trực tiếp. Nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft đóng vai người tìm việc trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Curry. Cụ thể, vị tỷ phú giả vờ là một kỹ sư cấp thấp ứng tuyển vào Microsoft và Curry là người tuyển dụng.

Thời điểm hiện tại, Gates là người giàu thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 122 tỷ USD. Còn Microsoft, công ty do ông đồng sáng lập với Paul Allen năm 1975 giờ đây đã trở thành gã khổng lồ công nghệ trị giá 1.600 tỷ USD.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn giữa Gates và Curry:

Câu hỏi 1: Bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cấp thấp tại Microsoft. Hãy nêu lý do tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

"Bạn có thể nhìn vào đoạn mã mà tôi từng viết để đánh giá khả năng của tôi. Bạn biết đấy, tôi khá là điên rồ. Tôi viết các chương trình phần mềm vượt xa mọi lớp học mà tôi từng học và tôi nghĩ rằng mình đã tiến bộ hơn theo thời gian. Tôi cũng rất tham vọng.

Ngoài ra, tôi có thể làm việc nhóm tốt với mọi người. Tuy có lúc chỉ trích đoạn mã của người khác hơi gay gắt nhưng nhìn chung, tôi thích là một thành viên của nhóm. Tôi thích những mục tiêu đầy tham vọng. Tôi thích suy nghĩ về cách chúng ta có thể dự đoán phần mềm trong tương lai. Điều đó thật tuyệt và tôi muốn là một phần của việc này".

Câu hỏi 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Và làm thế nào bạn có thể kết hợp chúng khi làm việc chung nhóm với người khác?

"Tôi là người không biết nhiều về marketing. Vì vậy, tôi không thích việc trở thành một nhân viên bán hàng. Đối với vị trí mà bạn thực sự tạo ra sản phẩm và suy nghĩ về các tính năng của nó, tôi cảm thấy bị thu hút hơn rất nhiều. Tôi đã theo dõi lịch sử của ngành, đọc về những sai lầm đã mắc phải, do đó, tôi có thế mạnh về tạo ra sản phẩm. Nếu bạn có một đội ngũ bán hàng và marketing thấu hiểu khách hàng (điều mà tôi không xuất sắc), tôi vẫn rất sẵn sàng làm việc với họ".

Câu hỏi 3: Trong môi trường hiện tại, có nhiều điều không chắc chắn về tương lai trong nhiều lĩnh vực nhưng chúng tôi muốn đánh giá cao những tài năng mà chúng tôi có trong đội của mình và đảm bảo rằng họ được đối xử đúng với giá trị. Mức lương kỳ vọng của bạn cho công việc này là bao nhiêu?

"Tôi hy vọng đó có thể là quyền chọn mua cổ phiếu. Tôi có thể chấp nhận rủi ro. Và tôi nghĩ rằng công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy nên tôi muốn nhận các quyền chọn mua cổ phiếu hay thậm chí là khoản thưởng bằng tiền mặt. Tôi tìm hiểu được rằng nhiều công ty đã có chính sách như vậy với nhân viên của mình".

Đây có lẽ là một chiến thuật thông minh. Sở dĩ, Gates có được khối tài sản lớn như hiện nay một phần là do ông vẫn là cổ đông lớn của Microsoft với khoảng 100 triệu cổ phiếu trị giá 21 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.

Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là gì?

N

Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là một trường phái kiến trúc rất phổ biến ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ,…

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành là: tập trung vào thiết kế các không gian kiến trúc để thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe nhằm mục đích loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém...); đem đến sự thăng hoa, sáng tạo, vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về Thân – Tâm – Trí của con người.

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành chính là không gian cần được kết nối, hài hòa với tự nhiên trong việc sử dụng chất liệu để xây dựng nhằm kết nối cảm xúc của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong không gian ấy.

Các kiến trúc sư cần chọn những loại cây cỏ mang dược tính chữa lành để trồng; việc chọn chất liệu nào để sử dụng cho thân thiện với môi trường, bền vững với thời gian cần được quan tâm đặc biệt; và cả những yếu tố môi trường như: gió, hơi nước, ánh sáng, sự thay đổi của thời tiết bốn mùa cũng cần được hiểu rõ để không gian ấy thực sự trở thành không gian trị liệu, phục hồi và bảo vệ sức khỏe…

Kiến trúc mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương

Khi đi ra ngoài và nhìn vào những tòa nhà, chúng ta thường chỉ băn khoăn không biết chúng có bền vững với môi trường hay không. Nhưng chúng ta ít khi tự hỏi dấu ấn mà những người sáng tạo muốn gửi gắm vào công trình này là gì.

Trong một cuộc chia sẻ ở Ted Talk, kiến trúc sư Michael Murphy kể những câu chuyện thú vị về kiến trúc, từ đó nhấn mạnh quan điểm kiến trúc vĩ đại sẽ mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương.

Trong ký ức của Michael Murphy, vào cuối tuần, bố anh sẽ thường dậy sớm, mặc một chiếc áo len sờn màu và thực hiện nghi lễ cạo sơn tường bằng khẩu súng nhiệt cũ và con dao nhọn. Sau đó, ông sẽ sơn lại chỗ mà mình đã cạo sạch, và bắt đầu mọi thứ như vậy vào tuần sau. Cạo và cạo lại, sơn và sơn lại, công việc sửa sang nhà cũ dường như không bao giờ dừng lại.

Vào ngày bố bước sang tuổi 52, anh nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ, bảo rằng bác sĩ vừa phát hiện một khối u trong dạ dày của ông. Chẩn đoán cuối cùng cho biết ông mắc ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được 3 tuần.

Michael ngay lập tức bay đến Poughkeepie – New York để ở cạnh cha những ngày cuối và hoang mang không biết cuộc sống tiếp đó sẽ ra sao. Để đỡ phân tâm, anh xắn ống tay áo và hoàn thiện việc sửa sang ngôi nhà cũ mà bố buộc phải bỏ dở.

3 tuần trôi qua, và bất ngờ thay, bố Michael được chẩn đoán có tín hiệu khả quan. 3 tháng sau, ông cùng anh sửa sang nội thất. Sau 6 tháng, các cửa sổ cũ được đánh bóng và trong 18 tháng, mái hiên mục nát đã được thay thế.

Người bố, đứng bên ngoài ngôi nhà trong diện mạo mới mẻ, tỏ vẻ ngưỡng mộ. Ông quay sang Michael và nói: “Con biết không, ngôi nhà này đã cứu sống ta!”

Và Michael quyết định theo học ngành kiến trúc một năm sau đó.

Khi Michael sắp sửa bước vào kỳ thi cuối cùng, anh quyết định tạm lánh khỏi lối sống cú đêm, để đến nghe bài giảng của tiến sĩ Paul Farmer, một nhà hoạt động y tế hàng đầu cho người nghèo trên toàn thế giới. Anh ngạc nhiên khi nghe ông nói về kiến trúc, rằng, các công trình đang khiến bệnh con người nặng nề hơn, đặc biệt với những người nghèo nhất thế giới. Kiến trúc cũng là một trong những tác nhân gây nên dịch bệnh. Trong một bệnh viện tại Nam Phi, giả sử, một bệnh nhân bị gãy chân đến, anh ta phải chờ đợi trong hành lang không thông gió, và tiếp xúc với một người bệnh lao. Các thiết kế kiến trúc thiếu khoa học kia đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, và có người đã phải chết vì điều đó. Paul Farmer nhấn mạnh: “Những kiến trúc sư đang ở đâu, khi mà bệnh viên đang khiến bệnh tình nặng nề hơn?”
Mùa hè năm sau, trên một chiếc Land Rover, Michael cùng những người bạn của mình rong ruổi trên sườn đồi Rwanda. Năm tiếp đó, anh sống tại một nhà khách cũ ở Butaro, nơi từng là một nhà tù sau cuộc diệt chủng. Anh ở đó, và thiết kế xây dựng một bệnh viện mới cùng bác sĩ Farmer và đội ngũ của ông. Trong trường hợp hành lang khiến bệnh tình trầm trọng hơn, Michael nghĩ đến giải pháp xây hành lang bên ngoài để mọi người có thể đi bộ và hưởng khí trời. Nếu hệ thống cơ khí hạn chế, thì anh bèn nghĩ đến hệ thống thông gió tự nhiên, và cùng lúc, có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Còn trải nghiệm của bệnh nhân thì sao? Anh thiết kế những ô cửa kính rộng mở, tạo trải nghiệm hòa vào thiên nhiên. Đó cũng là cách giúp bệnh nhân tự chữa lành.

Và Michael đã bắt đầu một thử nghiệm mới dựa trên câu hỏi ấy trên khắp thế giới. Giống như ở Haiti, nơi anh và đội ngũ đã giải quyết câu hỏi liệu một bệnh viện mới có thể chấm dứt dịch tả. rong bệnh viên 100 giường khác, anh đã thiết kế một chiến lược đơn giản làm sạch chất thải y tế ô nhiễm trước khi chúng bị thải ra nguồn nước. Ý tưởng này đã cứu sống vô số sinh mạng. Hoặc ở Malawi, anh đặt câu hỏi liệu kiến trúc có thể khiến một trung tâm sinh sản giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Và anh đã thiết kế một công trình thu hút phụ nữ và gia đình của họ đến bệnh viên sớm hơn và sinh con an toàn. Hoặc ở Congo, anh sử dụng bùn – đất và gỗ để xây dựng một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm giáo dục con người về bảo vệ động vật hoang dã nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên toàn cầu. Ngay cả ở Mỹ, anh đặt vấn đề về trường đại học lớn nhất dành cho người khiếm thính, bằng cách thiết kế một khuôn viên đánh thức cách chúng ta giao tiếp bằng lới nói và không lời.

Zen Garden | Xây theo kiến trúc chữa lành Thân – Tâm – Trí

Với quy mô hơn 9000 m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống.

Vườn Zen được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: trúc, đa, đề, tre.. biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen tại Thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.

Trong tuần đầu tiên khai trương, vườn Zen đã gây bất ngờ với cộng đồng, khách du lịch bằng cách bán vé bằng… cây. Theo đó, những người thăm quan cần mang theo một cây trồng cao khoảng 80cm, thuộc một số loại đã được chỉ định sẵn như cam, chanh, cà phê, điều, sầu riêng, mắc ca,… và còn nguyên trong bầu để cây tiếp tục sống sau đó.

Cách làm này phần nào chứng tỏ Trung Nguyên Legend chỉ thu vé với mục đích tôn tạo, phát triển thêm Vườn Zen chứ không phải mục đích kinh doanh.

Chuyên gia tâm lý học | Màu sắc hoàn hảo cho từng phòng

T

heo các chuyên gia tâm lý học, màu sắc có thể ảnh hưởng đến cảm giác, tâm trạng của bạn. Vì thế, chức năng từng căn phòng sẽ có những gam màu phù hợp để giúp người sống trong nhà luôn cảm thấy thoải mái, tích cực, hạnh phúc.

Có thể thông thường, bạn sẽ tùy chọn màu sơn mà mình yêu thích. Theo bạn nghĩ, đó là những gam màu có thể giúp bạn cảm thấy thích thú khi sống trong ngôi nhà của mình.

Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ một gam màu xuyên suốt có thể khiến bạn cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán sau một thời gian sinh sống.

Vì thế, các chuyên gia tâm lý học đã nghiên cứu và chia sẻ những gam màu phù hợp với từng phòng dựa trên chức năng của không gian đó giúp tác động tích cực đến tâm lý, thúc đẩy đam mê, sáng tạo và mang đến cảm giác vui vẻ, hạnh phúc cho người sinh sống.

    1/7 Phòng bếp – màu vàng

    Theo các chuyên gia tâm lý thì màu vàng làm tăng sản xuất serotonin trong cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng và là gam màu thích hợp nhất cho nhà bếp. Đây cũng là lý do hầu hết các nhà hàng đều được sơn màu vàng hoặc chọn màu vàng làm màu nhấn.

    2/7 Phòng làm việc hoặc phòng tập – màu đỏ

    Theo các chuyên gia, màu đỏ giúp con người làm việc hiệu quả hơn. Khi làm việc trong văn phòng hoặc căn phòng màu đỏ, tốc độ và sức mạnh phản ứng của người đó sẽ tăng lên. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn màu gì cho phòng tập thể dục hoặc phòng làm việc tại nhà thì tốt nhất nên ưu tiên màu đỏ.
    
    
    

    3/7 Phòng ngủ - màu xanh

    Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi các nhà tâm lý học ưu tiên màu xanh lam cho phòng ngủ. Theo họ thì đây là gam màu giúp bạn bình tĩnh hơn, mang đến cảm giác thanh bình. Màu xanh làm là gam màu thư giãn nhất để giảm nhịp tim. Phòng ngủ là nơi cần thư giãn nên sơn màu xanh lam có thể là ý tưởng tuyệt vời.

    4/7 Hành lang – màu xám

    Theo nhà thiết kế nội thất Susan Bednar Long, màu xám là màu tốt nhất cho hành lang vì đây là màu trung tính có sắc độ trầm so với các phòng khác. Gam màu đơn giản nhưng thanh lịch và có thể thay đổi tông màu bằng ánh sáng mang đến cho ngôi nhà của bạn vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo.

    5/7 Phòng học hoặc nơi nghiên cứu – màu tím

    Màu tím tử đinh hương gắn liền với trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Leonardo da Vinci tin rằng sức mạnh của thiền định tăng gấp 10 lần khi nó được thực hiện dưới ánh sáng màu tím. Để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong phòng nghệ thuật hoặc phòng làm việc của bạn thì màu tím chắc chắn sẽ mang lại sự sáng tạo không giới hạn.

    6/7 Phòng khách – màu cam

    Màu cam có thể khơi dậy sự phấn khích và nhiệt tình trong bạn, đồng thời gợi lên cảm giác ấm áp nên vô cùng thích hợp cho phòng khách.

    7/7 Phòng trẻ - màu xanh lá cây tươi sáng

    Màu sắc bạn lựa chọn cho phòng của bé thực sự có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Chính vì vậy, hãy lựa chọn màu phù hợp nhất với trẻ. Các nhà tâm lý cho rằng, khu vực phòng bé phù hợp với màu xanh lá cây vì đây là gam màu có tác dụng làm dịu tâm lý, giảm áp lực, kích thích sự sáng tạo, năng động cho trẻ.

    Tác giả Nhật Anh | Nhịp sống việt | Kaksekonomit

    Tham quan ngôi nhà của một kiến ​​trúc sư được thiết kế bằng gỗ tái chế


    N

     <script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-8965990872450860"

         crossorigin="anonymous"></script>
    <ins class="adsbygoogle"
         style="display:block; text-align:center;"
         data-ad-layout="in-article"
         data-ad-format="fluid"
         data-ad-client="ca-pub-8965990872450860"
         data-ad-slot="8097151402"></ins>
    <script>
         (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
    </script>
    ằm ở vùng ngoại ô Remuera rợp bóng cây ở trung tâm Auckland, ngôi nhà ở New Zealand này được thiết kế bởi Paul Clarke từ Studio2 Architects. Là ngôi nhà được thiết kế bằng gỗ tái chế để tôn vinh vẻ đẹp của nó, đồng thời tạo ra một thiết kế mới được cá nhân hóa bởi bàn tay người kiến trúc sư.
    {full_page}
    40% Off