Advertisement

40% Off
Showing posts with label Xã luận. Show all posts
Showing posts with label Xã luận. Show all posts

Xem Bill Gates trả lời 3 câu hỏi phỏng vấn xin việc mới hiểu vì sao ông giàu

M

ới đây, Stephen Curry, "huyền thoại của bóng rổ hiện đại" đã có một cuộc trò chuyện thú vị với tỷ phú Bill Gates trong serie mới của cầu thủ này mang tên "State of Inspiration". Hai người bàn về chủ đề Covid-19 và tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.


Để đảm bảo an toàn, họ trò chuyện qua hình thức gọi video thay vì gặp mặt trực tiếp. Nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft đóng vai người tìm việc trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Curry. Cụ thể, vị tỷ phú giả vờ là một kỹ sư cấp thấp ứng tuyển vào Microsoft và Curry là người tuyển dụng.

Thời điểm hiện tại, Gates là người giàu thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 122 tỷ USD. Còn Microsoft, công ty do ông đồng sáng lập với Paul Allen năm 1975 giờ đây đã trở thành gã khổng lồ công nghệ trị giá 1.600 tỷ USD.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn giữa Gates và Curry:

Câu hỏi 1: Bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cấp thấp tại Microsoft. Hãy nêu lý do tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

"Bạn có thể nhìn vào đoạn mã mà tôi từng viết để đánh giá khả năng của tôi. Bạn biết đấy, tôi khá là điên rồ. Tôi viết các chương trình phần mềm vượt xa mọi lớp học mà tôi từng học và tôi nghĩ rằng mình đã tiến bộ hơn theo thời gian. Tôi cũng rất tham vọng.

Ngoài ra, tôi có thể làm việc nhóm tốt với mọi người. Tuy có lúc chỉ trích đoạn mã của người khác hơi gay gắt nhưng nhìn chung, tôi thích là một thành viên của nhóm. Tôi thích những mục tiêu đầy tham vọng. Tôi thích suy nghĩ về cách chúng ta có thể dự đoán phần mềm trong tương lai. Điều đó thật tuyệt và tôi muốn là một phần của việc này".

Câu hỏi 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Và làm thế nào bạn có thể kết hợp chúng khi làm việc chung nhóm với người khác?

"Tôi là người không biết nhiều về marketing. Vì vậy, tôi không thích việc trở thành một nhân viên bán hàng. Đối với vị trí mà bạn thực sự tạo ra sản phẩm và suy nghĩ về các tính năng của nó, tôi cảm thấy bị thu hút hơn rất nhiều. Tôi đã theo dõi lịch sử của ngành, đọc về những sai lầm đã mắc phải, do đó, tôi có thế mạnh về tạo ra sản phẩm. Nếu bạn có một đội ngũ bán hàng và marketing thấu hiểu khách hàng (điều mà tôi không xuất sắc), tôi vẫn rất sẵn sàng làm việc với họ".

Câu hỏi 3: Trong môi trường hiện tại, có nhiều điều không chắc chắn về tương lai trong nhiều lĩnh vực nhưng chúng tôi muốn đánh giá cao những tài năng mà chúng tôi có trong đội của mình và đảm bảo rằng họ được đối xử đúng với giá trị. Mức lương kỳ vọng của bạn cho công việc này là bao nhiêu?

"Tôi hy vọng đó có thể là quyền chọn mua cổ phiếu. Tôi có thể chấp nhận rủi ro. Và tôi nghĩ rằng công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy nên tôi muốn nhận các quyền chọn mua cổ phiếu hay thậm chí là khoản thưởng bằng tiền mặt. Tôi tìm hiểu được rằng nhiều công ty đã có chính sách như vậy với nhân viên của mình".

Đây có lẽ là một chiến thuật thông minh. Sở dĩ, Gates có được khối tài sản lớn như hiện nay một phần là do ông vẫn là cổ đông lớn của Microsoft với khoảng 100 triệu cổ phiếu trị giá 21 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.

Vì sao cộng đồng quốc tế trong 30 năm qua gần như không thể gây ảnh hưởng đáng kể đến những diễn biến ở Myanmar?

T

rong bài viết gần đây, tiến sĩ Andrew Selth nhận định, trong 30 năm qua, việc cộng đồng quốc tế gần như hoàn toàn không thể gây ảnh hưởng đáng kể đến những diễn biến ở Myanmar ít nhất một phần là do các chính trị gia và quan chức không lưu ý đến lời khuyên của chuyên gia và nghiêm túc xem xét điều gì thúc đẩy các tướng lĩnh, điều gì ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của họ và điều gì có thể thay đổi cách suy nghĩ chung của họ (nếu có).

Theo vị giáo sư trợ giảng tại Viện Griffith châu Á, Đại học Griffith (Úc), trong hơn nửa thế kỷ, ban lãnh đạo các lực lượng vũ trang Myanmar đã chứng minh tinh thần dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt, được thể hiện qua thái độ vô cùng bất an trước các lực lượng xã hội chống đối chính quyền ở Myanmar và những chiến lược trục lợi của nước ngoài.

Các tân binh Myanmar được huấn luyện rằng lực lượng vũ trang đã đoàn kết đất nước chống lại nhiều thách thức về sự thống nhất, ổn định và chủ quyền của đất nước. Quân đội khuyến khích họ hoài nghi các chính trị gia dân sự, vì những người này rõ ràng thường có xu hướng tự ủng hộ mình và đề cao lợi ích cá nhân hơn lợi ích quốc gia. Quân đội cũng nói với binh lính rằng họ đã tự giành được vị trí trung tâm trong nền chính trị quốc gia và có nhiệm vụ đoàn kết đất nước.

Nhà nghiên cứu từng có mười cuốn sách và hơn 50 bài báo nghiên cứu hầu hết là về Myanmar cho biết điều quan trọng là phải xem xét "ba sự nghiệp quốc gia" vốn là trọng tâm trong tư tưởng của chế độ quân sự cũ, và nó quan trọng đến mức được ghi vào Hiến pháp năm 2008.

Đó là bảo vệ sự toàn vẹn của liên bang, đoàn kết dân tộc và củng cố chủ quyền. Nước ngoài thường chế giễu phương châm này, đặc biệt là khi nó liên tục xuất hiện trên các tờ nhật báo, các cuốn sách và biển quảng cáo trên khắp đất nước, nhưng chúng không chỉ là những khẩu hiệu mang tính tuyên truyền. Đây là những giá trị cốt lõi của lực lượng vũ trang và là cơ sở cho nhiều hành động của họ cho đến ngày nay.

Ba sự nghiệp này được tạo dựng với một niềm tin sâu sắc rằng người nước ngoài không thể hiểu được Myanmar. Chỉ những người sinh ra, lớn lên và thấm nhuần các chuẩn mực văn hóa và xã hội ở đây mới có thể thực sự biết điều gì là tốt nhất cho đất nước này và nên làm gì để xử lý nhiều thách thức phức tạp của đất nước.

Không chỉ lực lượng vũ trang giữ niềm tin này. Chẳng hạn, năm 2019, khi bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại Tòa án công lý quốc tế, bà nói tình hình ở bang Rakhine rất phức tạp và không dễ gì hiểu được. Rõ ràng là bà có hàm ý rằng người nước ngoài không thể hiểu được tình hình và nên tránh xa công việc nội bộ của Myanmar.

Một yếu tố liên quan nữa là Myanmar đã theo đuổi các chính sách kinh tế tự cung tự cấp và giữ lập trường trung lập trong các vấn đề đối ngoại trong nhiều thập kỷ. Điều này không chỉ phản ánh, mà còn khuyến khích, ý thức về sự độc lập, rằng Myanmar có thể tạo lập các quy tắc riêng, đi theo con đường riêng và tương tác với cộng đồng quốc tế theo những điều kiện của riêng mình.

Suy nghĩ đó đã thay đổi đến một mức độ nhất định sau cuộc nổi dậy năm 1988 và khi một ban lãnh đạo quân sự có tư tưởng cởi mở và thực dụng hơn ra đời. Tuy nhiên, họ vẫn giữ thái độ nghi ngờ sâu sắc với người nước ngoài và niềm tin rằng nếu cần thiết, Myanmar sẵn sàng trả giá cao để tiếp tục duy trì nền độc lập và chủ quyền của mình.

Cộng đồng quốc tế cần xem xét các nguyên tắc rộng lớn đằng sau chúng nếu họ hi vọng có thể thay đổi suy nghĩ, và tiếp đó là các chính sách, của giới tướng lĩnh Myanmar.

Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn, sau năm 1988, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và một vài nước khác đã áp đặt đối với Myanmar thậm chí còn gay gắt hơn với Triều Tiên.

Tuy nhiên, sau đó chính các chính phủ trên cũng đã thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt này không thay đổi được tư tưởng của chế độ quân sự Myanmar, cũng như không thể thuyết phục ban lãnh đạo nước này thay đổi bất kỳ chính sách cốt lõi nào của mình.

Quả thật, chúng ta có thể lập luận một cách mạnh mẽ rằng luận điệu chính trị nhằm cáo buộc chế độ quân sự từ năm 1988 đến năm 2011, các biện pháp trừng phạt kinh tế và các biện pháp khác nhằm làm suy yếu chế độ quân sự này và thay thế nó bằng một chính quyền dân chủ dưới sự lãnh đạo của Aung San Suu Kyi đã tỏ ra phản tác dụng.

Chúng không những không thể thay đổi suy nghĩ của giới tướng lĩnh mà còn củng cố quyết tâm của họ chống lại sức ép từ bên ngoài. Có thể nói các biện pháp trừng phạt đã góp phần dẫn đến tâm lý phòng thủ, khuyến khích quân đội mở rộng trên quy mô lớn, củng cố nhà nước cảnh sát và sức kháng cự trước mọi biện pháp (kể cả viện trợ) vốn khiến Myanmar dễ bị ảnh hưởng từ tác nhân bên ngoài.

Chính quyền Mỹ thời Barack Obama chấp nhận áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế gây tổn hại nhiều nhất đến đại đa số người dân Myanmar, nhưng lại chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến giới tướng lĩnh.

Một số chính trị gia và các nhóm hoạt động vẫn miễn cưỡng chấp nhận thực tế đó. Tuy nhiên, họ buộc phải thừa nhận rằng cho dù đã áp đặt những biện pháp cứng rắn, nhưng đây là thời kỳ Myanmar trở nên mạnh mẽ hơn về mặt chiến lược, quân sự, chính trị và kinh tế so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi nước này giành lại độc lập vào năm 1948.

Cho dù có những tuyên bố trái ngược nhưng quân đội Myanmar đã ra quyết định cho phép đất nước chuyển tiếp sang một nền dân chủ có kỷ luật vào năm 2011 khi họ đang chiếm ưu thế, chứ không phải khi họ đang gặp bất lợi.

Các nhà hoạch định chính sách cũng cần xem xét thực tế rằng trong suốt lịch sử hiện đại, Myanmar đã kháng cự được sức ép từ bên ngoài, và giờ đây điều này trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự hỗ trợ mà họ nhận được từ các nước láng giềng sát vách, đáng chú ý là Trung Quốc, các nước trong khu vực và các cường quốc như Nga.

Tác giả Ý NGUYÊN | TTO

Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn

K

ể từ sau đảo chính ngày 1/2, hàng trăm nghìn người Myanmar đã xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự. Trước ngày 3/3, hôm 28/2 là "ngày đẫm máu" nhất khi 18 người biểu tình chết và 30 người bị thương.

Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, đã bị giữ kể từ sau cuộc đảo chính. Bà xuất hiện trước tòa thông qua cuộc gọi video vào tuần này và có vẻ có sức khỏe tốt.

Bạo lực biểu tình mới nhất xảy ra sau khi ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm đại diện quân đội Myanmar Wunna Maung Lwin, thảo luận về cuộc khủng hoảng tại cuộc họp trực tuyến. Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ sự thất vọng vì quân đội Myanmar thiếu hợp tác. Singapore, nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, lên án việc chính quyền sử dụng vũ lực gây chết người.

"Hôm nay là ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 1/2. Chỉ trong hôm nay, 38 người đã chết. Tổng cộng hơn 50 người đã chết kể từ sau cuộc đảo chính và nhiều người bị thương", Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết tại New York ngày 3/3.



    Điều gì đang diễn ra ở Myanmar

    Ngày 1/2, ngay trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới được bầu, quân đội Myanmar (Tatmadaw) ban bố tình trạng khẩn cấp, phế truất chính quyền dân sự, bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi và các thành viên nội các, Quốc hội, trao quyền lực cho chính quyền quân sự, do Thống tướng, Tổng tư lệnh Min Aung Halaing đứng đầu.

    Sự việc không quá bất ngờ vì trước đó đã có cáo buộc bầu cử gian lận và nhiều tranh cãi. Cuối tháng 1, người phát ngôn quân đội cảnh báo không loại trừ khả năng đảo chính và có những động thái điều quân về thủ đô Naypyidaw.

    Xa hơn nữa, năm 1962, quân đội Myanmar đảo chính, chính quyền quân sự lên nắm quyền trong hơn 50 năm. Năm 2011, đảng được quân đội hậu thuẫn giành thắng lợi, lập chính phủ do tướng Thein Sein làm Tổng thống. Ông Thein Sein có những cải cách dân chủ, hợp tác với bà Aung San Suu Kyi. Năm 2015, NLD thắng cử, lập chính quyền dân sự không do người quân đội đứng đầu. Nhưng quân đội vẫn có ảnh hưởng lớn trong chính trường. Hiến pháp quy định quân đội nắm 25% ghế Quốc hội, kiểm soát 3 bộ chủ chốt và Tổng tư lệnh quân đội có thể lâm thời nắm quyền trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng.

    Quân đội cáo buộc NLD gian lận bầu cử và bà Aung San Suu Kyi vi phạm pháp luật để phế bỏ chính phủ. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu, lý do sâu xa là lãnh đạo Tatmadaw lo ngại chính phủ do NLD kiểm soát sẽ tìm cách hạn chế quyền lực, tầm ảnh hưởng của quân đội và đi theo con đường mà quân đội không mong muốn.

    Hàng ngàn người dân Myanmar biểu tình ở các tỉnh, thành phố, tổng đình công trên cả nước, phản đối quân đội, đòi thả người bị bắt giữ, khôi phục chính quyền dân sự. Chính quyền quân sự hạn chế Internnet, mạng xã hội. Cảnh sát sử dụng vòi phun nước, đạn cao su, đạn khói, đạn nổ để ngăn chặn, giải tán biểu tình, làm nhiều chục người chết. Một tháng trôi qua, biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Các góc nhìn khác nhau

    Sự kiện ngày 1/2 ở Myanmar được các nước, truyền thông quốc tế đặt tên khác nhau: Khủng hoảng, chính biến, binh biến, đảo chính và "cải tổ nội các”… Cái vỏ ngôn ngữ phần nào thể hiện góc nhìn về sự kiện Myanmar.

    Tuyên bố phê phán đảo chính của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không được thông qua. Ngày 26/2, Liên hợp quốc tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về khủng hoảng Myanmar. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại và khẳng định “việc sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình ôn hòa và các vụ bắt giữ tùy tiện là không thể chấp nhận được”, kêu gọi cộng đồng quốc tế “cùng nhau gửi một tín hiệu rõ ràng đến quân đội Myanmar rằng họ phải tôn trọng nguyện vọng của nhân dân được thể hiện thông qua bầu cử và ngừng đàn áp”.

    Mỹ, nhóm G7 và nhiều nước phương Tây khác coi đây là đảo chính quân sự, hành động chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp, phản đối sử dụng bạo lực gây thương vong cho người biểu tình, kêu gọi phối hợp trừng phạt các lực lượng đứng sau đảo chính và bạo lực tại Myanmar. Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách Chính sách An ninh và Đối ngoại Josep Borrel xác nhận EU sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt và sớm thực thi nhằm đáp trả những diễn biến này. New Zealand là nước đầu tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ với Myanmar.

    Thái độ của Trung Quốc ở một cực khác biệt với phương Tây. Bắc Kinh cho đó là “cuộc cải tổ nội các”, “sự xáo trộn nội các nghiêm trọng”, chặn tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án đảo chính. Trung Quốc nhận là quốc gia láng giềng thân thiện, hy vọng các bên giải quyết phù hợp các khác biệt trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp, nhằm giữ ổn định chính trị, xã hội.

    Trung Quốc tỏ thái độ khá “ôn hòa” bởi họ đánh giá Myanmar có vị trí quan trọng, khép nối vòng cung đầu tư, giao thông của “Vành đai, Con đường” ở Đông Nam Á; là cửa ngõ thuận lợi nhất để đi tắt ra Ấn Độ Dương, tránh sự phụ thuộc vào eo biển Malacca và hai nước có quan hệ khá chặt chẽ. Gần đây, chỉ trong thời gian ngắn, từ 9/2020-1/2012, Ngoại trưởng Vương Nghị đã có 2 chuyến thăm Myanmar.

    Phương Tây vốn ủng hộ “Phong trào chuyển đổi dân chủ” của NLD và bà Aung San Suu Kyi. Nhưng năm 2016, 2017, họ có biểu hiện lạnh nhạt với chính phủ do NLD lãnh đạo, vì cuộc khủng hoảng người tị nạn Hồi giáo Rohingya. Trung Quốc tận dụng cơ hội “lấp chỗ trống”, duy trì quan hệ với cả NLD, bà Aung San Suu Kyi và quân đội Myanmar.

    Hai nước thỏa thuận nhiều dự án trong Hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC), trong đó có dự án đường xe lửa cao tốc trị giá 8,9 tỷ USD nối Vân Nam với vùng duyên hải Myanmar ở Ấn Độ Dương.

    Từ việc Ngoại trưởng Vương Nghị trong chuyến thăm Myanmar tháng 1/2021 đã gặp Thống tướng Min Aung Halaing cùng nhiều quan chức cấp cao khác và thông tin sau ngày 1/2, nhiều chuyến bay bí mật từ Trung Quốc đến Myanmar, được cho là chở trang bị, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ Tatmadaw, nhiều nước phương Tây cho rằng Bắc Kinh ngầm ủng hộ hoặc bật đèn xanh cho đảo chính.

    Nhiều người dân Myanmar cũng nghĩ như vậy, tụ tập tuần hành ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở thành phố Yangon, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Dĩ nhiên, Bắc Kinh phản đối mọi cáo buộc.

    Cũng có dư luận cho rằng Trung Quốc “mất nhiều hơn được” vì chính biến ảnh hưởng đến các dự án nhiều tỷ USD trong CMEC, tình hình “mất khả năng điều khiển”, tạo cơ hội cho phương Tây can dự. Trung Quốc sẽ “khó xử” do có quan hệ với cả phe dân sự và quân sự.

    Ngày 2/3, Ngoại trưởng các nước ASEAN họp trực tuyến, ra tuyên bố không chính thức của Chủ tịch về tình hình của Myanmar.

    Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi luôn theo sát diễn biến tình hình của khu vực và nhất trí rằng sự ổn định chính trị của bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng là điều cần thiết để đạt được cộng đồng ASEAN hòa bình và ổn định và thịnh vượng chung.

    Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực.

    Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại và mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân và kế sinh nhai của họ.

    Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò, sử dụng hiệu quả các công cụ, cơ chế hợp tác hiện có, trong đó có phối hợp với các tổ chức và cơ chế toàn cầu, bao gồm Liên hợp quốc, nhằm giúp Myanmar ổn định tình hình vì lợi ích của nhân dân và đất nước Myanmar, cũng như vì hoà bình, ổn định khu vực và đoàn kết, uy tín của ASEAN.

    Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi Myanmar cần tiếp tục hợp tác với các quốc gia thành viên ASEAN để tránh trở thành "một đường đứt gãy" có thể dẫn đến sự bất ổn ở khu vực.

    Có nhiều mức phản ứng, nhưng điểm chung là mong muốn các bên tránh sử dụng bạo lực, đối thoại giải quyết căng thẳng phù hợp với Hiến pháp, luật pháp, tôn trọng ý kiến của nhân dân Myanmar. Nhiều nước ủng hộ trừng phạt, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó ít hiệu quả, ảnh hưởng đến người dân, cô lập chính quyền quân sự càng đẩy họ ngả vào vòng tay nước lớn.

    Đảo chính không phải là chuyện hiếm

    Trên thế giới, thay đổi chính quyền ở các quốc gia diễn ra theo nhiều cách khác nhau: (i) Thông qua bầu cử; (ii) Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ đương nhiệm, lập chính phủ mới; (iii) Các cuộc biểu tình đông người, có thể được nước ngoài hỗ trợ, gây áp lực buộc chính phủ từ chức; (iv) Đảo chính lật đổ chính phủ đương nhiệm bằng biện pháp quân sự; (v) Nước ngoài tạo cớ tiến công quân sự lật đổ chính phủ một nước không “thân thiện” với mình… Các hình thức (iii), (iv), (v) thường dẫn đến thay đổi thể chế chính trị.

    Nhiều nước từng xảy ra đảo chính, có nước nhiều lần. Châu Phi là nhiều nhất ở: Mali (1991, 2012), Nam Sudan (2013), Ai Cập (2013), Libya (2013, 2015) Burkina Faso (2015), Zimbabwe (2017)… Ở châu Âu, đảo chính là “chuyện thường ngày” của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ khi lên cầm quyền năm 2014, Tổng thống Tayyip Erdogan cải tổ, nắm quân đội, đập tan đảo chính, âm mưu đảo chính năm 2016, 2020. Ở Đông Nam Á, Thái Lan cũng đã từng chứng kiến hàng chục cuộc đảo chính, Philippines cũng xảy ra một số cuộc…

    Đảo chính thường xảy ra ở những nước có mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc, chính trị, xã hội bất ổn, đói nghèo… Các cuộc đảo chính nhằm thay đổi chính quyền hợp hiến bằng bạo lực, vì quyền lợi của một sắc tộc, đảng phái, tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước, đến an ninh, đời sống nhân dân, bị người dân sở tại và cộng đồng quốc tế phản đối.

    Những kịch bản nào cho Myanmar

    Cách phản ứng của các nước với chính biến ở Myanmar xuất phát từ lo ngại tác động đến an ninh, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trật tự thế giới dựa trên luật pháp. Bên cạnh đó là lợi ích quốc gia, lo ngại phá vỡ các mối quan hệ đã thiết lập. Cũng có nước tận dụng chính biến để gia tăng ảnh hưởng, can dự vào Myanmar và khu vực.

    Điều đó cho thấy “tính 2 mặt”, “tiêu chuẩn kép” của một số nước trong việc đánh giá tình hình, các biến động nói chung, chính biến Myanmar nói riêng. Cáo buộc gian lận bầu cử thường được sử dụng nhưng khó kiểm chứng. Có người cho rằng: Bỏ phiếu không quan trọng bằng kiểm phiểu!

    Chính biến ở Myanmar ảnh hưởng lớn đến sự ổn định, phát triển đất nước và đời sống của người dân. Nền kinh tế bị suy thoái do đại dịch, có nguy cơ khủng hoảng do trừng phạt. Lực lượng quân sự một số sắc tộc được nước ngoài ủng hộ gia tăng hoạt động; mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn giữa NLD với quân đội có thể trầm trọng hơn. Myanmar vốn đã khó khăn, sau chính biến càng khó hơn. Thời gian tới, tình hình Myanmar có thể diễn biến theo các kịch bản khác nhau.

    Kịch bản chính quyền quân sự thỏa thuận thành lập chính phủ lâm thời có đại diện của quân đội, NLD, một số đảng phái khác hoặc nhượng bộ khôi phục chính quyền dân sự rất khó hoặc không thể xảy ra.

    Kịch bản khả dĩ nhất là tiến hành cuộc bầu cử mới. Chính quyền quân sự tận dụng thời gian cầm quyền, nỗ lực chuẩn bị để đảng được quân đội hỗ trợ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử mới. Họ sử dụng chiêu bài phân bổ số ghế quốc hội theo tỷ lệ giữa các đảng phái, sắc tộc để tập hợp các dân tộc thiểu số thành một lực lượng đông đảo, vượt trội NLD. Quân đội Myanmar có thể lợi dụng sự đối chọi giữa các nước để giảm tác động của trừng phạt.

    Bà Aung San Suu Kyi và phong trào biểu tình được nhiều nước ủng hộ, NLD có ý định lập chính phủ mới để đấu tranh với phe quân sự. Nhưng thực lực hạn chế, có thể chấp nhận bầu cử mới sau khi thỏa mãn yêu cầu thả người bị bắt, không sử dụng bạo lực, khôi phục hoạt động xã hội.

    Trước áp lực cộng đồng, vai trò trung gian hòa giải quốc tế, 2 bên có thể đối thoại, đàm phán, tổ chức bầu cử có giám sát quốc tế. Cuộc bầu cử có thể diễn ra sau hoặc trước thời hạn 1 năm.

    Kịch bản xấu là biểu tình tiếp tục lan rộng, kéo dài, chính quyền quân sự sử dụng bạo lực đối phó, lực lượng vũ trang một số sắc tộc gia tăng hoạt động, thế lực bên ngoài can dự, gián tiếp hoặc trực tiếp hỗ trợ lực lượng bên trong theo ý đồ riêng. Myanmar khủng hoảng toàn diện, xung đột kéo dài.

    Xảy ra kịch bản nào phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố bên trong, thực lực, tính toán chiến lược của các phe phái. Tác động bên ngoài và vai trò của quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN rất quan trọng. Đại diện Liên hợp quốc và ASEAN có thể làm trung gian hòa giải, chắp nối để đại diện các bên đối thoại, tiến tới giải pháp chính trị, tổng tuyển cử công bằng, có sự giám sát quốc tế.

    Nguồn TGVN

    Câu chuyện phía sau các dịch vụ miễn phí của Google và Facebook

    G

    oogle và Facebook đã liên tục “nhắn nhủ” về việc các dịch vụ chính do hai hãng công nghệ này cung cấp đã được sử dụng miễn phí như thế nào.

    Thực tế đúng là như vậy. Nhưng có một điều mà các "đại gia" công nghệ đã tránh nhắc tới đó chính là vai trò của họ trong việc khiến cho người tiêu dùng phải chi trả đắt hơn cho mọi dịch vụ và hàng hóa trực tuyến khác.

    Trong bài phân tích đăng tải trên trang mạng của hãng Bloomberg và được tờ Sydney Morning Herald của Australia dẫn lại, tác giả Alex Webb viết: Hãy cùng xem xét các loại phí đăng ký và dịch vụ trả phí đang triển khai trên Internet. Chúng ta có thể thấy rằng việc truy cập vào các trang tin tức, âm nhạc và thậm chí cả phim ảnh phát trực tuyến hiện đều sẽ yêu cầu phải trả một khoản phí đăng ký.

    Một ví dụ mới đây nhất là Twitter, nền tảng công nghệ này vào tuần trước đã thông báo về kế hoạch ra mắt một sản phẩm trả phí mới, có tên gọi là “Theo dõi đặc biệt” (Super Follows), nơi người dùng có thể thu phí đối với những người theo dõi tài khoản của mình để được xem các dòng hiển thị trạng thái (tweet) cao cấp và một số nội dung khác. Động thái của Twitter là cách mà công ty lựa chọn để giảm sự phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo - một “kho tiền”đang ngày càng bị "nuốt chửng" bởi Google và Facebook.

    Nếu sức mạnh trực tuyến và doanh thu quảng cáo đi kèm với nguồn sức mạnh đó, tiếp tục tập trung vào hai nền tảng công nghệ Google và Facebook, thì những gì mà người dùng xem, đọc hoặc nghe ở bất cứ một trang mạng nào khác trên Internet sẽ bắt đầu bị tính phí.

    Trước khi có Internet, quảng cáo đã trở thành nguồn trợ cấp cho tất cả các phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng, từ vô tuyến, đài phát thanh, đến tạp chí và tin tức. Với kỷ nguyên của công nghệ thông tin, mô hình quảng cáo hỗ trợ này đã tự động chuyển dịch sang các trang mạng (website) và cho phép chúng ta tiếp tục kỳ vọng rằng mọi nội dung trực tuyến đều sẽ miễn phí. Ví dụ các tổ chức tin tức sẽ không tính phí người đọc, trong một hy vọng sai lầm rằng càng nhiều người chú ý đến nội dung tin tức của họ hơn, thì các tòa soạn sẽ thu được nhiều doanh thu hơn từ các mục quảng cáo hiển thị trên website.

    Tuy nhiên, trong một thập kỷ vừa qua, số tiền quảng cáo đó đã chảy phần lớn vào túi những gã khổng lồ dịch vụ tìm kiếm và truyền thông xã hội. Theo Hội đồng Nguyên cứu Quảng cáo Thế giới, năm 2020, Google và Facebook thu tới khoảng 74% trong tổng số 300 tỷ USD được chi tiêu trên toàn cầu cho hoạt động quảng cáo trên các trang mạng Internet. Điều này khiến cho những công ty kinh doanh khác, vốn từng dựa vào quảng cáo để có thu nhập, phải “tranh giành kiếm sống”.

    Thu nhập từ quảng cáo luôn cao hơn so với việc chỉ thu từ nguồn bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Năm 2006, tờ New York Times tính phí người đọc với giá trung bình là 534 USD cho một năm đăng ký, nhưng lại kiếm được thêm tới hơn 1.064 USD trên mỗi người đọc đã đăng ký nhờ vào doanh thu quảng cáo. Các tờ báo hiếm khi phải tăng giá bán vì họ có thể kiếm tiền từ quảng cáo để thay vào phần chi phí đó. Khoản doanh thu này thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của lạm phát.

    Ngày nay, những "gã khổng lồ(Big tech)" công nghệ đang chiếm gần hết đặc quyền đó. Kể từ năm 2017, Facebook gần như tăng gấp đôi doanh thu quảng cáo trung bình trên mỗi người dùng tại Mỹ và Canada, đạt mức 159 USD/năm/người, thông qua hoạt động tăng cường đăng tải quảng cáo và tăng giá bán khi cần. Các nhà phân tích ước tính tổng doanh thu của Facebook sẽ tiếp tục tăng gấp đôi, lên mức 176 tỷ USD vào năm 2024.

    Từ góc độ người tiêu dùng, bạn có thể tranh luận rằng các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội nên miễn phí, vì sau tất cả, chúng là những tiện ích mà thực tế mọi người đều sử dụng, trong khi các dịch vụ cụ thể hơn nên được tính giá bán. Tiện ích Super Follows của Twitter và Substack, cung cấp dịch vụ đăng ký nhận bản tin của một người viết cụ thể, cho phép bạn trả tiền cho những gì mà bạn muốn. Dịch vụ này dành cho những người sẵn sàng chi tiền để được xem bài đăng của một ai đó về giao dịch tiền tệ hay đơn giản để đọc được một bản tin dành riêng cho những người ăn theo chế độ không chứa thành phần gluten.

    Hệ thống này có thể hiệu quả hơn cho người dùng. Vì về mặt lý thuyết, bạn sẽ chỉ phải trả tiền cho các loại hình truyền thông mà bạn muốn, nhưng không có nghĩa là rẻ hơn cho người tiêu dùng. Sự gia tăng của các dịch vụ phim ảnh theo yêu cầu như Netflix và Disney đã minh chứng cho điều này.

    Đúng là bạn sẽ có được một chế độ xem chọn lọc tốt hơn, thuận tiện hơn với phần lớn nội dung không đi kèm quảng cáo. Nhưng có nhiều khả năng bạn sẽ phải trả một khoản chi phí cao hơn cho sự tiện lợi đó. Điều tương tự cũng đang được áp dụng đối với Twitter và Substack, nơi mà lời mời chào gói dịch vụ theo dõi 4 tác giả có mức giá 5 USD/người/tháng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tổng chi phí cho gói này đã cao hơn mức chi phí 17 USD/tháng để đăng ký đọc tờ New York Times, một nguồn thông tin có phạm vi phủ sóng lớn hơn nhiều.

    Super Follows chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Twitter, ít nhất là trong giai đoạn đầu mới triển khai. Tuy nhiên, kết hợp với sự gia tăng của các loại phí sử dụng dịch vụ, phí đăng ký xem trực tuyến và xem video theo yêu cầu thì ngay cả một công ty truyền thông mới mẻ như Twitter cũng cần phải tăng thêm các khoản thu phí để tồn tại được trong một thế giới mà mọi thứ ngoài Google và Facebook đều mất tiền mới có thể sử dụng được.

    Đó có thể không phải là một điều xấu, nhưng chúng ta nên nhận thức rằng thương mại từ hình thức truyền thông được tài trợ bởi quảng cáo đã chuyển sang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm được trợ cấp bởi quảng cáo. Điều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của nội dung tin tức. Các tòa soạn đã mất tiền để sản xuất, do đó người đọc cũng sẽ mất tiền để có thể tiêu dùng.
    Nguồn TGVN

    Được mệnh danh là “thủ đô dầu mỏ và năng lượng”, nhưng vì sao Texas lại rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng do mùa Đông bất thường?

    N

    gười dân tại bang Texas (Mỹ) tuần qua đã phải trải qua thảm họa trong thảm họa khi vừa phải hứng chịu một mùa Đông giá rét bất thường, vừa phải chịu đựng cảnh mất điện, nước, khiến cuộc sống nhiều người rơi vào cảnh hỗn loạn.

    Trải dài vùng đồng bằng của miền Tây bang Texas, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của những giàn khoan và bơm dầu đang hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ. Nhiều người cho rằng, đây chính là hình ảnh biểu trưng cho bang có diện tích lớn thứ hai nước Mỹ, với những dải đất mênh mông và lượng trữ dầu khổng lồ.

    Thật vậy, Texas đã được xây dựng và phát triển bằng việc kinh doanh dầu khí trong suốt 120 năm qua, kể từ khi phát hiện ra dầu trên Đồi Spindletop gần thành phố Beaumont vào năm 1901.

    Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, Texas đứng đầu về khai thác dầu thô và khí tự nhiên. Tiểu bang này chiếm 41% sản lượng dầu và 25% sản lượng khí đốt bán ra nội địa Mỹ. Là bang sản xuất năng lượng hàng đầu của Mỹ, Texas dường như là nơi cuối cùng trên Trái Đất có thể rơi vào tình trạng cạn kiệt năng lượng. Thế nhưng, tuần vừa qua, thực tế đã chứng minh điều ngược lại.


    1/3 Mùa lạnh bất thường

    Trong hơn một tuần vừa qua, một khối không khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống đã đẩy nhiệt độ ở bang Texas xuống mức thấp lịch sử. Khối không khí lạnh đã tạo thành một cơn bão tuyết lịch sử, khiến khu vực miền trung nước Mỹ, đặc biệt là Texas, vốn không quen với điều kiện khắc nghiệt, trải qua các hiện tượng thời tiết như ở Bắc Cực. Các cơn bão cũng khiến việc giao vaccine phòng Covid-19 tới một số bang, bao gồm cả Texas bị trì hoãn, cũng như gây ra tình trạng thiếu lương thực.

    Tuy nhiên, mọi thứ chưa dừng lại ở đó. Đầu tiên là sự cố lưới điện, khiến hàng triệu người không có điện để sưởi ấm trong cơn giá lạnh. Được biết, trận bão tuyết kỷ lục khiến nhu cầu dùng điện năng ở Texas tăng vọt. Khác với những tiểu bang còn lại, Texas vốn là nơi dựa vào nguồn điện năng để sưởi ấm các ngôi nhà.

    Sau đó, khi nguồn điện bắt đầu được khôi phục, hàng triệu người dân Texas khác phát hiện ra rằng họ không có nước sinh hoạt. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng ô nhiễm không khí bất thường cũng khiến cuộc sống của người dân tại đây thêm phần khó khăn.

    Trước tình hình này, ngày 20/2, Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng tại bang Texas. Quyết định này sẽ giúp mở ra các gói tài trợ liên bang nhằm cung cấp cho các cá nhân trên toàn bang Texas, trong đó có hỗ trợ chỗ ở tạm thời, sửa chữa nhà cửa và các khoản vay chi phí thấp.

    Theo ông Paul Beckwith, nhà khoa học hệ thống khí hậu ở Ottawa (Canada), hiện tượng nóng lên toàn cầu, cụ thể là sự nóng lên nhanh chóng của Bắc Cực, được xem như “thủ phạm” gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này. Rất có thể, việc Bắc Cực ấm lên nhanh chóng khiến các dòng tia (jet stream) quay quanh vùng cực chậm lại và uốn khúc, do đó nhiều không khí ấm hơn được đưa về vùng cực và không khí lạnh hơn được đưa về phía Nam. Đây được gọi là thuyết xoáy cực (polar vortex).


    2/3 Texas thất thủ

    Truyền thông Mỹ đưa tin, khối không khí lạnh khổng lồ từ Bắc Cực tràn xuống đã khiến 4 triệu người dân Texas không có điện để sử dụng trong giai đoạn đỉnh điểm. Ngay cả khi lưới điện đã được phục hồi, nhiều người dân vẫn phải vật lộn với tình trạng mất điện.

    Theo New York Times, Texas có nhiệt độ trên mức trung bình toàn quốc. Điều này có nghĩa là cơ sở hạ tầng năng lượng của bang không được chuẩn bị cho nhiệt độ lạnh bất thường. Hệ thống nhà máy điện than, điện khí và thậm chí là điện hạt nhân cũng không thể hoạt động bình thường. Các cơ sở này cần nước để làm mát nhưng nhiệt độ lạnh 0 độ C đã khiến nước bị đóng băng.

    Tuy nhiên, Thống đốc bang Texas Gregg Abbott đã lập luận đổ lỗi cho các tua bin gió và các tấm năng lượng Mặt Trời bị đóng băng dẫn tới thảm họa mất điện tại khu vực. Nhưng trong cuộc phỏng vấn mới nhất, tỷ phú Bill Gates, người sáng lập Microsoft cho rằng, những cái chết thương tâm do tình trạng mất điện ở Texas gây ra khi xảy ra bão tuyết có thể hoàn toàn tránh được.

    “Sự cố này không phải xuất phát từ nguyên do phụ thuộc vào nguồn năng lượng tái tạo. Đây là do những nhà máy điện hoạt động bằng khí gas tự nhiên không chịu được thời tiết khắc nghiệt. Những nhà máy này tốn kém nhiều chi phí song không hiệu quả, và thật là bi kịch khi có người chết”, vị tỷ phú Mỹ nhận định.


    Theo Reuters, Texas có thị trường năng lượng phi điều tiết đặc biệt cho phép người dân được lựa chọn giữa các nhà cung cấp điện với giá cạnh tranh theo thời điểm. Trong khi hầu hết các khách hàng của công ty dịch vụ công cộng của bang đang sử dụng các gói cước cố định, một số người dân lại đăng ký các gói cước có thể thay đổi, giúp tiết kiệm chi phí khi thời tiết tốt song lại tăng “phi mã” trong trường hợp nhiệt độ xuống thấp.

    Do đó, mặc dù điện lúc có lúc không, nhiều người đang phải nhận những hóa đơn lên tới 5.000 USD hoặc nhiều hơn chỉ cho năm ngày sử dụng. Mức giá “cắt cổ” này khiến nhiều người dân phải lên mạng xã hội để bày tỏ bức xúc.

    Thời tiết băng giá cũng khiến các đường ống nước liên tục bị vỡ, đóng băng hoặc nhà máy xử lý nước gặp sự cố, khiến Texas rơi vào khủng hoảng nước sinh hoạt. Người dân không thể tắm, rửa tay hay sử dụng nhà vệ sinh.

    Tại hạt Harris, nơi có thành phố Houston lớn thứ tư ở Mỹ, hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng đã được thông báo không có nước hoặc phải đun băng lấy nước. Cư dân ở Austin, thủ phủ bang Texas cũng nhận được thông báo tương tự do sự cố mất điện tại nhà máy nước lớn nhất thành phố.

    Việc các cơ sở sản xuất điện phải ngưng hoạt động vô tình khiến cho không khí trở nên ô nhiễm nặng nề. Theo Reuters, sản xuất bị đóng băng khiến cho nhà máy lọc dầu phải đốt và thải khí gas nhằm ngăn cản các cơ sở chế xuất bị hư hại. Việc này khiến bầu trời phía đông Texas bị bao trùm trong làn khói kéo dài hàng km.

    Theo dữ liệu sơ bộ được cung cấp cho Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas (TCEQ), 5 nhà máy lọc dầu lớn nhất Mỹ đã xả ra 169 tấn khí thải ô nhiễm bao gồm benzen, CO, H2S và SO2. Dữ liệu của TCEQ còn cho thấy các công ty dầu khí ở Texas đã đệ trình 174 thông báo về việc phát thải ô nhiễm vượt mức cho phép trong khoảng thời gian từ ngày 11 - 18/2, gấp bốn lần so với tuần trước đó. Tổng mức ô nhiễm tại các cơ sở thuộc khu vực Houston trong thời tiết lạnh giá đã lên tới khoảng 350 tấn, chiếm khoảng 3% tổng ô nhiễm vượt mức cho phép.

    Truyền thông Mỹ ngày 22/2 đưa tin, đợt lạnh kỷ lục đã khiến phần lớn nước Mỹ rơi vào tình trạng giá rét ngay cả ở những khu vực vốn ấm áp và khiến ít nhất 58 người thiệt mạng liên quan đến ngộ độc khí carbon monoxide (CO), tai nạn ô tô, cháy nhà và hạ thân nhiệt. Các nhân viên tuyến đầu ứng phó với giá rét cho biết, con số này có thể tiếp tục tăng lên trong tuần tới.


    3/3 Những lỗ hổng tồn đọng

    Đây không phải lần đầu tiên Texas phải chịu đựng một mùa đông lạnh giá bất thường. Hồi tháng 2/2011, một trận bão tuyết lớn đã gây mất điện toàn tiểu bang. Khi đó, chính quyền liên bang đã cảnh báo chính quyền tiểu bang Texas rằng cơ sở hạ tầng điện tại đây không thể hoạt động trong thời tiết giá lạnh.

    Thế nhưng, 10 năm sau, các đường ống dẫn nước không được bảo vệ đầy đủ, khiến cho các nhà máy sản xuất điện phải ngưng hoạt động. Matthew Hoza, chuyên gia từ BTU Analytics, cho rằng vấn đề chính của Texas nằm ở chỗ phần lớn công ty năng lượng tại đây không đầu tư vào các biện pháp bảo vệ chống thời tiết lạnh.

    Ngoài ra, hệ thống điện phi điều tiết của Texas cũng có những lỗ hổng nhất định. Không giống các tiểu bang khác, hệ thống điện năng của Texas không hòa chung vào lưới điện quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc Texas không thể bán điện cho các bang lân cận và cũng không thể mua điện từ các nơi khác trong khủng hoảng hiện nay. Vào mùa hè nắng nóng, các nhà máy điện phải làm việc liên tục để có thể theo kịp nhu cầu dùng điện tăng vọt của người dân.

    Đã có nhiều tiếng nói yêu cầu bang Texas xem xét lại hệ thống cơ sở hạ tầng để đối phó với những diến biến bất ngờ của thời tiết. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ cho rằng: “Bang Texas đã xây dựng một hệ thống hạ tầng không tính tới biến đổi khí hậu nên không thể phản ứng linh hoạt. Và Texas đã phải trả giá. Tôi hy vọng họ rút ra bài học để khi xây dựng hệ thống điện hay bất cứ thứ gì, cũng cần tính tới yếu tố biến đổi khí hậu”.


    Tác giả QUANG ĐÀO | Theo NY Times, Reuters

    Nạn bắt nạt người khác: 'Vòi bạch tuộc' từ học đường đến mạng xã hội

    S

    ố liệu khảo sát mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy 21% thanh thiếu niên tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng tại VN, 75% không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.

    “Ngày nay, không gian lớp học kết nối với thế giới bên ngoài cũng đồng nghĩa với việc giờ đến trường không còn kết thúc lúc học sinh rời lớp học, và thật đáng buồn, bắt nạt học đường cũng không dừng lại ở đó”, bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành UNICEF, nhận định.


    Rơi xuống “hố sâu” vì mạng xã hội

    Trung tuần tháng 10, ngành giải trí châu Á chấn động với tin tức diễn viên Sulli (Hàn Quốc) tự vẫn ở tuổi 25. Chiếc “thòng lọng” bình luận ác ý trên mạng xã hội, một dạng bắt nạt qua mạng, khiến Sulli bị trầm cảm dẫn đến cái chết. Sau khi xem lại những chia sẻ của Sulli trước khi qua đời, nhiều người cho rằng nguyên nhân dẫn đến quyết định tự tử của cô là do áp lực và trầm cảm. Vấn đề trầm cảm của Sulli được cho là xuất phát từ những bình luận ác ý của “hater” (danh từ chỉ những người chuyên bình luận tiêu cực, tung tin đồn gây hại cho nghệ sĩ).

    Ở VN, những câu chuyện tương tự không phải hiếm và xảy ra với cả người nổi tiếng cũng như người bình thường. Bắt nạt trên mạng đầy rẫy trên internet và hầu hết người trẻ đã trải qua hay chứng kiến điều đó một vài lần. Người ta có thể dễ dàng miệt thị, xúc phạm những người mình chưa từng gặp mặt.

    Nguyễn Ngọc Bảo Hân (19 tuổi), mẫu ảnh của Local Brands VN, tài khoản Instagram có 278.000 người theo dõi, cho biết:

    “Cộng đồng mạng đang giết từng người một, người mà họ không hề quen biết. Bàn phím là những con dao, những lời nói được phóng ra lao thẳng vào đối tượng trước mặt, nhưng họ lại lầm tưởng rằng làm vậy là thẳng thắn, cá tính. Chính tôi cũng từng là nạn nhân của tin đồn, tin giả. Những người có tầm ảnh hưởng, những người nổi tiếng rất hay bị người khác miệt thị, mà 80% là người lạ”.

    Theo Beautiful Mind VN, một tổ chức do bạn trẻ lập ra để hỗ trợ các vấn đề về tâm lý, giữa tháng 6.2015, nữ sinh N.T.A.T (15 tuổi, ở Đồng Nai), bị bạn trai tung clip sex lên mạng. Chỉ trong 2 ngày, có gần 300.000 lượt xem, 18.000 lượt thích, 4.000 lượt chia sẻ, hàng ngàn bình luận, vừa đay nghiến vừa cợt nhả. Bố mẹ T. van xin cộng đồng mạng “hãy tha cho cháu”.

    Bùi Q.H, học sinh một trường THCS tại Yên Bái, vào ngày 17.9.2016 sau khi đi học về đã bị một nhóm thanh niên chặn lại ở cổng trường, đánh liên tiếp bằng gậy cao su, bắt em quỳ và chắp tay xin tha trong khi có rất nhiều bạn bè trong trường qua lại. Chưa dừng lại ở đó, clip em bị đánh được tung lên mạng. H. bị chẩn đoán chấn động não và tổn thương nặng nề về tâm lý. Sau khi về nhà, em cảm thấy xấu hổ vì nhiều người nhìn thấy mình quỳ gối. Ngày 24.9, em thấy clip mình bị đánh được phát tán lên mạng. Ngày 25.9, mẹ của em phát hiện con mình treo cổ tự tử.

    Học sinh bị bắt nạt trên mạng ngày càng tăng

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhắc lại câu chuyện nữ sinh lớp 8 mang xăng đốt Trường THCS Phạm Ngũ Lão (Khánh Hòa), khiến hai chân bỏng nặng, phải nhập viện chỉ vì lời đùa trên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận năm 2016.

    Tiến sĩ Kiên cho biết bà từng vào Khánh Hòa gặp giáo viên nhà trường và cả gia đình, học sinh (HS), nghe họ trình bày về sự việc, để hiểu hơn diễn biến tâm lý của nạn nhân. Theo chia sẻ của HS, ban đầu, em chỉ muốn "giật tít câu like", hành động bộc phát khi lứa tuổi chưa ổn định tâm lý. Tuy nhiên, sau khi nhận được hơn 1.000 like chỉ trong nháy mắt, HS này bị dồn ép bằng tin nhắn, ép buộc phải đốt trường đi. Do quá sợ hãi, em đã mua xăng và khi đang loay hoay đốt phòng y tế thì bị phát giác. Bản thân em cũng bị bỏng, cùng với sang chấn tâm lý nặng nề.

    Tại VN, từ năm 2015 đến nay, tiến sĩ Kiên và các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, có 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, khảo sát trên 5.000 HS, giáo viên, chuyên gia.

    Tháng 1.2019, nhóm đưa ra kết quả: Cứ 10 HS thì có 3 em bị bắt nạt qua mạng. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử. Kết quả cho thấy, năm 2015 có 24% HS cấp THCS và THPT tham gia khảo sát là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%. Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa cho thấy gần 34% HS cấp THCS, THPT tham gia bắt nạt qua mạng với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

    Ngoài, ra, nhóm nghiên cứu của Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng gồm các thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh và Nguyễn Thị Phương Trang, đã có nghiên cứu khảo sát, phân tích thực hiện trên 500 HS THPT tại 2 trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng về tình trạng bắt nạt trực tuyến. Kết quả phân tích số liệu cho thấy có 32,9% HS không bao giờ bị bắt nạt trực tuyến, 22,1% HS hiếm khi bị, 28,4% HS thỉnh thoảng bị, 7,7% HS thường xuyên bị bắt nạt, 9% HS rất thường xuyên bị bắt nạt trên mạng.

    Nhóm nghiên cứu cho hay, ở những HS bị bắt nạt, kết quả phân tích cho thấy có tương quan thuận ở mức thấp của các vấn đề cảm xúc như stress, lo âu, trầm cảm và vấn đề hành vi như tăng động, khả năng kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.

    Ngày 6.9, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công bố một kết quả khảo sát về bạo lực trẻ em. Có đến 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng. Trong đó, 1/5 cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực. Gần 3/4 thanh thiếu niên cho biết mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter là những nền tảng phổ biến nhất xảy ra bắt nạt trên mạng.
    Tác giả Đăng Nguyên | Thanh niên

    Thị trường rau, củ, quả và câu chuyện muôn thuở của luật cung-cầu

    S

    au Tết, thông thường mặt hàng rau, củ, quả tiêu thụ mạnh. Năm nay, thị trường lại khác, tình trạng ế ẩm kéo dài, doanh nghiệp cung ứng phải liên tục giảm giá nhưng vẫn không được cải thiện.

    Chưa năm nào thị trường diễn biến lạ lùng như năm nay

    Không riêng mặt hàng cà chua, nhiều loại rau củ quả khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.

    "Không như các năm, đã qua tháng 2 âm lịch nhưng chợ đầu mối, chợ lẻ, siêu thị… chỗ nào cũng ế. Siêu thị vắng khách đã đành, đến chợ đầu mối ngay giờ cao điểm cũng ít người mua thì rất khó giải thích".

    - chị Trần Thanh Ngân | Công ty TNHH TMDV Văn Phong Phú (thương hiệu rau Hạnh Phúc).

    Từ sau Tết đến nay, chị liên tục khảo sát thị trường để tìm cách đưa hàng ra nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

    Năm 2020, dù dịch Covid-19 bùng phát 2 lần nhưng nhìn chung người tiêu dùng vẫn mua sắm bình thường, song từ đầu năm 2021 đến nay, mọi thứ tiêu thụ chậm lại hẳn. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch trước Tết nguyên đán, một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến đường đi của nông sản bị tắc nghẽn kéo dài đến sau Tết. Hệ quả là sau khi tháo gỡ tắc nghẽn, nông sản từ các vùng dịch đưa ra thị trường với giá rẻ chưa từng có, kéo mặt bằng giá chung xuống thấp. Thời điểm trước và sau Tết, thời tiết thuận lợi nên rau củ tươi tốt, sản lượng cao cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng rau củ dư thừa, rớt giá.
    <script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-8965990872450860"
         crossorigin="anonymous"></script>
    <ins class="adsbygoogle"
         style="display:block; text-align:center;"
         data-ad-layout="in-article"
         data-ad-format="fluid"
         data-ad-client="ca-pub-8965990872450860"
         data-ad-slot="8097151402"></ins>
    <script>
         (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
    </script>
    Ban quản lý chợ đầu mối nông sản Hóc Môn cho hay hiện mỗi ngày chợ tiếp nhận khoảng 2.700 tấn hàng hóa, tăng gần 200 tấn so với cùng thời điểm năm 2020. Trong đó, riêng lượng rau củ quả về chợ tăng 8%. "Nguồn rau củ quả về chợ chủ yếu từ Đà Lạt - Lâm Đồng, Đắk Nông và các tỉnh ĐBSCL. Trong đó, sản lượng từ Đắk Nông tiếp tục tăng, một phần do thời tiết khu vực này thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, phần khác đây là vùng trồng mới đối với rau, củ, quả nên năng suất cao. Do sản lượng tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn còn thấp nên giá hầu hết các loại rau củ quả đang rẻ hơn so với cùng kỳ các năm trước" - đại diện ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn nhìn nhận.

    Trước tình trạng dội chợ kéo dài, nhiều DN, nhà vườn đã chủ động giảm sản lượng. Ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh, phản ánh thị trường nông sản đang ế ẩm kéo dài. "Công ty tôi đã giảm đến 2/3 sản lượng so với năm 2019 vì tiêu thụ tại kênh chính là các hệ thống siêu thị ở TP HCM đang quá yếu, các hệ thống cạnh tranh nhau khốc liệt nên ép giá nhà cung cấp. Ngoài ra, một số nhà cung cấp đang "đạp" giá để giành thị phần khiến DN càng khó sống hơn" - ông Kiên chia sẻ.

    Phép thử đối với các doanh nghiệp và nông dân

    Trong lúc thị trường diễn biến bất lợi, các kênh bán hàng quen thuộc như chợ đầu mối, siêu thị… gặp nhiều khó khăn, các DN phải nỗ lực xoay xở, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm.
    "Đây là thời kỳ chuyển đổi. Kinh doanh ế ẩm khiến DN, nhà nông giảm trồng, không chạy theo sản lượng mà chú trọng đến chất lượng cũng như chăm chút sản phẩm hơn. Những sản phẩm tốt thì sẽ tồn tại, những sản phẩm không tốt bị loại bỏ và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn"

    - chị Ngân nói.

    Cũng theo chị Ngân, diễn biến hiện tại khiến kế hoạch đưa hàng vào một số hệ thống bán lẻ hiện đại của công ty chị tạm gác lại. Thay vào đó, sẽ đẩy mạnh chào hàng đến các cửa hàng rau sạch, cửa hàng thực phẩm ở chợ lẻ, khu chung cư, khu dân cư… Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh bán sỉ cho các website bán hàng trực tuyến.

    "Dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen tiêu dùng, trong đó hình thành xu hướng mua nông sản tươi trên mạng. Thời gian qua, tiêu thụ của công ty ở kênh chợ đầu mối, chợ lẻ, siêu thị đều sụt giảm nhưng qua các trung gian bán hàng online vẫn khá tốt" - chị Ngân phân tích.

    Ông Bùi Trung Kiên cho biết khi phong trào mở cửa hàng thực phẩm an toàn nở rộ tại TP HCM hồi 5 năm trước, Xuân Thái Thịnh đã chấp nhận chịu lỗ, cung cấp hàng cho hơn 10 cửa hàng nhưng được một thời gian tất cả cửa hàng này không thể trụ nổi.

    "Đến giờ, chúng tôi còn công nợ tại một số cửa hàng nhưng tinh thần là… không thể thu hồi. Bài học rút ra là kênh phân phối này chỉ hiệu quả đối với những cửa hàng có chiến lược rõ ràng, đã hình thành được chuỗi, nếu không rủi ro rất cao, đặc biệt là mặt hàng nông sản vốn sáng rau, chiều rác"

    - ông Kiên nêu kinh nghiệm.

    Hiện công ty đang mở thêm đầu ra bằng cách tiếp cận các bếp ăn, khu công nghiệp, trường học. Với lợi thế sản phẩm có xuất xứ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…, Xuân Thái Thịnh cũng đang tính đến khả năng làm hàng xuất khẩu. "Thị trường trong nước ngày càng chật hẹp vì có quá nhiều người tham gia. Thời gian qua, tôi nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác sản xuất rau củ để xuất sang Nga, Úc… và đang xem xét về quy cách, tiêu chuẩn, có thể sẽ bắt tay làm thử" - ông Kiên nói thêm.

    Kỳ vọng thị trường tốt dần lên

    Theo các DN, tiêu thụ nông sản đang có dấu hiệu nhích dần lên trong những ngày gần đây, hy vọng đến giữa năm hoặc cuối năm sẽ tốt hơn khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, sản lượng nông sản đưa ra thị trường thường năm sau cao hơn năm trước, sản xuất và kinh doanh nông sản ngày càng rủi ro hơn.

    Để giải bài toán này, theo các chuyên gia nông nghiệp, những đơn vị sản xuất phải có kế hoạch thị trường, có quy mô sản xuất đủ lớn để xây dựng kế hoạch và tìm kiếm kênh tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa kênh tiêu thụ cũng là đòi hỏi bắt buộc để không phụ thuộc quá lớn vào thương lái hoặc một kênh tiêu thụ chính nào. "Bài học nông sản Hải Dương, Hà Nội, dưa hấu Ninh Thuận không bán được cho thương lái, phải nhờ cộng đồng "giải cứu" thời gian qua là dẫn chứng. Nếu địa phương, DN, HTX sản xuất nông nghiệp chủ động làm thị trường, có liên kết với DN chế biến, các hệ thống siêu thị, xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường... thì đã có thể giảm thiểu được thiệt hại" - một chuyên gia nông nghiệp nêu quan điểm.

    Tác giả Phương An | Người lao động
    40% Off